Xuất khẩu - động lực tăng trưởng kinh tế
Tình hình ngành Du lịch Việt Nam 2023
Trước khi tìm hiểu những cơ hội và thách thức; chúng ta hãy tìm hiểu thực trạng tình hình ngành Du lịch Việt Nam hiện nay.
Đóng góp hơn 6% vào GDP của Việt Nam hàng năm, du lịch là một trong những nguồn động lực có vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thị trường khách du lịch nội địa vẫn đang là động lực chính của ngành Du lịch Việt Nam hiện nay. Tính đến tháng 11/2022, hoạt động du lịch nội địa đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 96,3 triệu lượt khách nội địa, vượt mức 85 triệu tổng lượt khách du lịch nội địa của cả năm 2019.
Giai đoạn hết thời gian hạn chế vì dịch Covid 19, khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao. Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam đã tăng vọt sau 1 tháng thực hiện mở cửa du lịch quốc tế. Đáng chú ý, kể từ sau khi mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2022, chỉ số tìm kiếm này của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, cho thấy tốc độ phục hồi rất mạnh mẽ của ngành du lịch nước nhà.
Cơ hội ngành du lịch việt nam 2023
Theo phân tích của Google cho thấy; lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50%-75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới.
Sau hai năm dịch bệnh kéo dài, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch vô cùng khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ đến phá sản. Ngành du lịch nước ta giờ đây đã có những dấu hiệu khởi sắc.
Kể từ khi chính thức mở cửa toàn bộ các hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022, Chính phủ đã ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách quốc tế khi tới du lịch Việt Nam như: khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch, không còn yêu cầu cần có chứng nhận tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.
Việt Nam hiện nay đang có khoảng 132 khách sạn và các khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu của các tập đoàn đang hoạt động. Trong khoảng thời gian ba năm tới; thị trường dự kiến sẽ ghi nhận thêm khoảng 80 khách sạn và khu nghỉ dưỡng đi vào vận hành. Đây là cơ hội phát triển của ngành Du lịch ở Việt Nam.
Tập hợp ý kiến từ các chuyên gia trong ngành, việc chậm mở cửa trở lại các thị trường du lịch trọng điểm, rắc rối về thị thực và hạn chế các chuyến bay quốc tế là những thách thức lớn nhất đối với sự phục hồi của ngành Du lịch tại hầu hết các quốc gia.
Ông Trần Lê Bảo Châu – Chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ Việt Nam (VTF) cho biết, mặc dù Việt Nam đã mở cửa lại du lịch quốc tế từ giữa tháng 3 nhưng một số thị trường du lịch trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga – vốn từng chiếm hơn một nửa lượng khách quốc tế đến Việt Nam trước đại dịch – vẫn chưa mở cửa trở lại hoàn toàn cho đến cuối quý III.
Mặc khác ông Nguyễn Ngọc Toản – Giám đốc Công ty du lịch Images Travel cũng có ý kiến; tập trung vào khách châu Âu, cho biết ngành du lịch đang phải đối mặt với những thách thức về việc hạn chế các chuyến bay quốc tế và giá vé máy bay tăng vọt, khiến du khách nước ngoài cân nhắc lựa chọn các điểm đến gần nhà hơn để tiết kiệm chi phí.
Từ những thách thức nói trên; ngành Du lịch Việt Nam nói chung và các tỉnh thành trên cả nước nói riêng phải tự ý thức và cố gắng xây dựng hướng phát triển bền vững; đồng thời phải khắc phục được những hạn chế trước đó nhằm thu hút thêm khác du lịch.
Với những chia sẻ trên đối với những cơ hội và thách thức của ngành Du lịch ở Việt Nam; chúng ta có thể thấy rằng tính đến thời điểm hiện tại nhà nước ta đã cố gắng rất điều cho sự phục hồi đầy ngoạn mục này của ngành Du lịch. Trong thời gian; các kế hoạch cho sự phát triển của ngành Du lịch sẽ tiếp tục được hiện không chỉ mở ra cơ hội việc làm cho nhân sự ngành Du lịch mà còn gây dựng vị trí của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.