Địa chi là kiến thức tử vi cơ bản, được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Thông qua 12 địa chi ứng đối với 12 tháng trong năm để tính thời gian, tất cả đều tuân theo quy luật, có lý lẽ riêng.

Người lao động làm thêm vào Tết 2024 thì được trả lương như thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp Tết 2024 thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Tết Âm lịch 2024 là năm con gì? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của người lao động như thế nào?

Tết âm lịch 2024 là năm con Rồng, theo lịch âm của Việt Nam. Năm 2024 cũng được gọi là năm Giáp Thìn. Năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2024 dương lịch và kết thúc vào ngày 28 tháng 1 năm 2025 dương lịch.

Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc 05 ngày vào Tết Âm lịch

Tuy nhiên, năm 2024 thì Tết Âm lịch sẽ rơi vào ngày thứ 7 và chủ nhật của tuần, do đó số ngày nghỉ của người lao động sẽ được quy định như sau:

Trường hợp 01: Người lao động không phải làm việc vào thứ 7 của tuần

- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 6 ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 5 ngày 15/02/2024 (mùng 6 Tết).

Nếu áp dụng phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định của Nhà nước và 2 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần).

- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 7 ngày 10/02/2024 (nhằm ngày 01/01/2024 âm lịch) cho đến hết thứ 6 ngày 16/02/2024 (mùng 7 Tết).

Nếu áp dụng phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định của Nhà nước và 2 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần).

Trường hợp 02: Người lao động phải làm việc vào thứ 7 của tuần

- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 6 ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 4 ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết).

Nếu áp dụng phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ Chủ Nhật hằng tuần).

- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 7 ngày 10/02/2024 (nhằm ngày 01/01/2024 âm lịch) cho đến hết thứ 5 ngày 15/02/2024 (mùng 6 Tết).

Nếu áp dụng phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ Chủ Nhật hằng tuần).

Như vậy, năm 2024 người lao động có thể sẽ được nghỉ Tết Âm lịch lên tới 07 ngày nếu không phải làm việc vào ngày thứ 7 và nghỉ 06 ngày nếu phải việc vào thứ 7 của tuần.

Lưu ý: thời gian nghỉ Tết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc quyết định thời gian nghỉ lễ phụ thuộc vào quy định của từng công ty khác nhau.

Xem thêm: Lịch nghỉ Tết năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thế nào?

Tết Âm lịch 2024 là năm con gì? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách tính lương cho người lao động làm thêm vào ngày Tết 2024?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.