Đây là đề thi, đề kiểm tra giữa kì môn ngữ văn 8 cánh diều. Bộ đề thi này sẽ có khoảng 20 đề. Gồm 5 đề giữa kì 1 + 5 đề cuối kì 1 + 5 đề giữa kì 2 + 5 đề cuối kì 2. Mời thầy cô xem mẫu
ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 5
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Câu 3: (1.0 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn trên?
Câu 4 (1.0 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng?
Câu 1. (6.0 điểm): Phân tích đoạn trích Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam?
Đoạn văn trên được trích từ văn bản Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng.
Nội dung chính của đoạn trích là: Miêu tả cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được gặp mẹ.
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” là: mắt, mặt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
- Đoạn văn trên tác giả sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Tác dụng: góp phần làm cho đoạn văn trở nên sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc đối với người đọc.
Từ lâu, bạn đọc vẫn luôn biết đến nhà văn Thạch Lam với những tác phẩm lãng mạn độc đáo như một bài thơ trữ tình mang giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc thương yêu con người và cảnh vật. Các tác phẩm của ông dù trải qua bao thăng trầm khắc nghiệt vẫn vẹn nguyên giá trị và được đông đảo bạn đọc yêu thích, tìm kiếm. Trong đó, phải kể đến truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa – một tác phẩm mang đậm dấu ấn của Thạch Lam.
Mở đầu câu chuyện, Thạch Lam miêu tả khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Sau một đêm mưa rào, trời nổi gió bấc, thời tiết chuyển lạnh. Nhân vật chính – Sơn thức dậy, thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị Lan đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Bằng tất cả giác quan, khung cảnh mùa đông được vẻ lên thật tinh tế qua những hình ảnh đặc trưng: “gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo”; “bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”; những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”.
Trong tiết trời đông giá rét đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn hiện lên thật ấm cúng. Mọi người đã dậy từ sáng sớm. Mẹ Sơn và chị Lan đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Thấy Sơn, mẹ Sơn liền bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Còn người vú già “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Nghe vậy, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.
Sơn mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Sơn rủ chị Lan ra chợ chơi cùng lũ trẻ em sống ở gần chợ. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hình ảnh những đứa trẻ nghèo hiện lên đầy chân thực mà xót xa. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Đặc biệt nhất là hình ảnh của cô bé Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”.
Thế nhưng, giữa cái lạnh tê tái đấy, một hành động ấm áp, chứa đựng tình người đã xảy ra, Sơn tặng áo ấm cho Hiên. Trong giây phút ấy, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, rồi cậu lại nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Hai chị em bàn nhau về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Đó không đơn giản chỉ là một chiếc áo, nó ẩn chứa trong đấy là tình người, là sự cảm thông, san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương.
Phần cuối truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Sơn và Lan về nhà nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo sợ nên sang tìm Hiên để đòi lại chiếc áo nhưng không thấy cô bé đâu. Đến khi về nhà đã thấy mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, cũng đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con. Điều đó thể hiện được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương thật đáng trân trọng và khâm phục. Có lẽ, Sơn và Lan có được tấm lòng nhân hậu đó từ người mẹ của mình.
Bằng giọng văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ bình dị, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa người với người. Gió lạnh đầu mùa đã ghi dấu trong lòng bạn đọc bởi tính nhân văn, sâu sắc của chính nó.
MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 CÁNH DIỀU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TT Kĩ Nội Mức độ nhận thức Tổng năng dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng % điểm đơn vị cao kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Thơ 4 0 4 1 0 1 0 0 60 hiểu (Ngoài SGK) 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ (Ngoài SGK) Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 25% 35 % 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút TT Chương/ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề dung/ Nhận Thông Vận Vận Đơn vị biết hiểu dụng dụng kiến cao thức 1 Đọc Thơ Nhận biết: 4 TN 4TN 1TL 0 hiểu (Văn 1TL bản - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện ngoài pháp tu từ trong bài thơ. SGK) - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. -Thông điệp từ văn bản.... 2 Viết Viết bài Viết văn bản nghị luận 1* 1* 1* 1TL* văn nghị luận về phân tích,đánh giá một tác tác phẩm phẩm thơ/truyện thơ hoặc *Nhận biết: truyện được rút – Xác định được cấu trúc ra từ văn bài văn nghị luận phân bản tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện (Ngoài SGK) – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu: – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện. – Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. *Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. *Vận dụng cao: – So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ BÀI Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? ( Bà Huyện Thanh Quan) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì? A.Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A.Vui mừng, phấn khởi B. Xót xa, sầu tủi C. Buồn, ngậm ngùi D. Cả ba phương án trên Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? A.Nghị luận kết hợp biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự D. Biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu nhà, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Cả ba ý trên Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5 9 - Mức tối đa:HS chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ : Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế 1,0 nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để 0.5 nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi . Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”=> tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người 0.5 - Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp. <1,0 - Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0 10 - Mức tối đa: HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người .Ví dụ: 1,0 - Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. - Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành . Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. - Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ... - Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp. - Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai <1,0 hoàn toàn. 0 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo về hình thức : một bài văn phân tích một tác 0,25 phẩm thơ ,bố cục 3 phần : MB , TB , KB b. Xác định đúng yêu cầu của đề : 0,25 Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. C. . Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu 3.0 cầu sau: Mở bài:Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan 0.5 (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…). Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (hoàn cảnh sáng tác hoặc tóm tắt nội dung) Ví dụ: thông qua tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả. Thân bài • Nội dung: • Ở bài thơ, ta bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. • Xuất hiện hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng 1.5 bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động. • Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng. • Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa. • Nghệ thuật • Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật. • Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn. • Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy. 0.5 Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và cảm nghĩ của em về bài thơ. 0.5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát , dùng 0,25 phương tiện liên kết câu ...
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều - (Đề số 1)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.
(Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)
Câu 1 (0,5 điểm). Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:
C. Thuyết minh, biểu cảm, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của đoạn trích trên.
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 3 (0,5 điểm). Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy ghi lại câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật “chị”.
Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong câu văn sau: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”?
Câu 5 (2,0 điểm): Anh/Chị hiểu như thế nào về cuộc sống và con người qua các hình ảnh được nói đến trong câu: "Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giả bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giả thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất ông”.
Câu 6 (0,5 điểm) Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao?
Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.
Câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật “chị”: “Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất.”
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ con đường cùng chỉ cái chết hay sự thất bại.
– Tác dụng: tăng tính hàm súc, cô đọng trong diễn đạt, làm cho câu văn mang giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
- Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)- Ví dụ: Cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi
Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
- Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)
- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).
Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều - (Đề số 2)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là?
Câu 3. Thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân được thể hiện như thế nào trong bài?
B. Ảm đạm, cô đơn, đườm đượm buồn
D. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống
Câu 4. Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây?
B. Lấm tấm vàng, bóng xuân sang
C. Sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín
Câu 5 (0,5 điểm) Con người trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình?
Câu 6 (0,5 điểm) Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Câu 7 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu tiên?
Câu 8 (1,0 điểm) Từ bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đáng nhớ nhất của em.
D. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống
- Con người trong bài thơ thể hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy.
- Hình ảnh gắn liền với nhân vật trữ tình: khách xa.
- Ngôn từ được sử dụng trong bài thơ: khói mơ tan, bóng xuân sang, sóng cỏ, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín.
à Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.
+ Câu đặc biệt: Trên dàn thiên lí
+ Đảo ngữ: Sột soạt gió trêu tà áo biếc.
à Hiệu quả nghệ thuật: Gợi cái nhìn tinh tế về sự chuyển mùa, nhà thơ như nhìn thấy sự hiện diện trong mỗi bước xuân sang. Qua đó khung cảnh đầy sức sống, gửi gắm niềm yêu đời của nhà thơ.
HS bày tỏ quan điểm cá nhân, có thể theo hướng.
- Môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên việc cấp thiết ngay lúc này là chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi sinh sống của chính chúng ta.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta, là vấn đề sống còn của nhân loại.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi
Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
- Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)
- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).
Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
................................
................................
................................
Để xem trọn bộ và mua tài liệu vui lòng click Link tài liệu