Tuyến số 2A: Cát Linh – Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008.[2] Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,05 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông.[3] Ngoài thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có dự định kéo dài tuyến thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai.[4]

Hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Quảng Ninh

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được quy hoạch dài 447 km, khổ đường 1.435 mm, đi qua 10 tỉnh thành, nhu cầu vốn đầu tư hơn 183.000 tỷ đồng.

Từ ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng đi qua xã Hoàng Liệt, thị trấn Văn Điển đến cầu Ngọc Hồi (đường rẽ vào Di tích Quang Trung, xã Ngọc Hồi). Đường đi trên đất huyện Thanh Trì.

Đường Ngọc Hồi dài 5.000m, rộng 36m.

Tên đường mới đặt tháng 8/2005.

Ngọc Hồi từ trước thế kỷ XX là một ấp của Vĩnh Khang, vào thời Nguyễn là một thôn của Vĩnh Trung sau tách ra làm xã riêng. Sau năm 1945, có thời kỳ là xã Việt Hưng, huyện Thường Tín, năm 1965 đổi lại là xã Ngọc Hồi, huyện Thường Tín, Hà Tây. Năm 1979 nhập vào huyện Thanh Trì - Hà Nội. Xã Ngọc Hồi hiện có ba thôn: Ngọc Hồi, Lạc Thị và Yên Kiện. Tại Ngọc Hồi đã ghi dấu trận chiến thắng oanh liệt của nhà Tây Sơn trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789. Nguyên cuối năm 1788 quân Thanh chiếm Thăng Long, chúng lập một cứ điểm vững chắc ở đất Ngọc Hồi để bảo vệ Thăng Long. Tại đây chúng có tới 3 vạn quân và nhiều tướng lĩnh giỏi. Chúng hy vọng cứ điểm này sẽ chặn bước tiến và tiêu diệt được đại quân Tây Sơn. Nhưng với chiến lược chiến thuật thiên tài của Nguyễn Huệ, ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789) quân Tây Sơn đã tấn công và phá tan đại đồn Ngọc Hồi, tieu diệt hàng vạn quân địch và tiến thẳng vào giải phóng Thăng Long.

Sáng 20-9, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) tổ chức chạy thử liên động toàn tuyến với 5 đoàn tàu chạy liên tục ở cả hai chiều. Mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động.

Theo quy trình triển khai dự án, thời gian vận hành thử 3-6 tháng và là giai đoạn cuối cùng trước khi đưa dự án vào khai thác vận tải thương mại.

Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Báo Quân đội nhân dân xin Online trân trọng gửi đến bạn đọc một số hình ảnh đoàn tàu chạy thử trên toàn tuyến Cát Linh - Hà Đông.