Chúng ta vẫn thường hay nghe đến các CEO trong doanh nghiệp nhưng lại chưa biết đó là chức vụ gì. Để trả lời cho câu hỏi CEO là gì? Ben Computer sẽ giúp bạn biết rõ hơn về vị trí này, ngoài ra nếu bạn nào muốn trở thành CEO chắc chắn sẽ cần biết Vai trò và yêu cầu đối với CEO trong doanh nghiệp là gì. Hãy theo dõi bài viết sau nhé!
Một số vị trí cấp bậc trong sales
Nhân viên bán hàng là vị trí thấp nhất trong bộ phận kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhân viên sales cao cấp có kinh nghiệm dày dặn và sở hữu kỹ năng bán hàng tốt hơn nhân viên sales bình thường. Họ thường được giao phụ trách một khu vực hoặc một nhóm khách hàng nhất định.
Sales Assistant còn được gọi là trợ lý bán hàng/ trợ lý kinh doanh, đây là vị trí hỗ trợ các hoạt động trong bộ phận sales của doanh nghiệp. Bao gồm các công việc hành chính, giải đáp thắc mắc khách hàng qua điện thoại, email, sắp xếp kệ hàng, chăm sóc khách hàng,...
Trưởng nhóm sales chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên bán hàng. Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai và giám sát hoạt động bán hàng của nhóm. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhóm đó.
Quản lý sales chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, triển khai và giám sát hoạt động bán hàng, Marketing, chăm sóc khách hàng,...
Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong bộ phận kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Vai trò chính của Giám đốc sales là quản lý và điều hành các hoạt động bán hàng nhằm đạt được mục tiêu doanh số, tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Làm sao trở thành nhân viên CEO của một công ty?
Để trở thành một CEO đó không phải việc dễ dàng, vì những gì bạn nhận được sẽ thực sự tương xứng với những gì bạn bỏ ra. Là một CEO, bạn cần có:
Bạn cần có tầm nhìn về cả dài hạn và ngắn hạn để từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược phát triển công ty qua từng thời kỳ. Tuy sẽ có lúc những yếu tố khách quan bên ngoài làm tác động đến kế hoạch thực hiện, nhưng nếu là người có tầm nhìn, bạn sẽ có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.
Là một CEO, bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần có những kiến thức rộng rãi ở các lĩnh vực khác.
Đây là nền móng để bạn có thể trở thành một giám đốc điều hành giỏi. Ngoài những kiến thức được đào tạo trên ghế nhà trường, được lĩnh hội khi tham gia các khóa học quản trị, bạn phải liên tục nghiên cứu, cập nhật các kiến thức về quản trị, linh động áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
Để là một CEO ở doanh nghiệp lớn, trước hết bạn cần từng có kinh nghiệm quản lý ít nhất từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra các kỹ năng về đối nhân xử thế là điều rất cần thiết.
Với một khối lượng công việc khổng lồ và trách nhiệm cao cả, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, bạn cần phải là người có khả năng chịu được áp lực tốt, luôn giữ cho mình sức khỏe tốt và một cái đầu lạnh, tinh thần vững chắc. Có như vậy bạn mới có thể vượt qua được những rào cản thách thức đầy khó khăn ngoài kia.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được nhiều hơn về CEO là gì và những vai trò, trách nhiệm, công việc mà một CEO cần làm. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường trở thành CEO.
Cùng tìm hiểu ngay: Lương Gross là gì? Cách phân biệt lương Gross và lương Net
Nghề sale có trong hầu hết mọi doanh nghiệp, bởi hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và lợi nhuận trực tiếp cho công ty. Trình độ của nhân viên sales càng cao, kỹ năng làm việc càng xuất sắc thì lượng khách hàng về doanh nghiệp càng nhiều và đa dạng hơn.
Sales là quá trình tiếp thị và bán hàng để đạt được doanh số, lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như tìm kiếm, gặp gỡ, tiếp cận, thuyết phục và ký kết hợp đồng với khách hàng để bán sản phẩm/ dịch vụ.
Bán hàng là một công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một đội ngũ bán hàng giỏi có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, mở rộng thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Có nhiều loại hình sales khác nhau, tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các loại hình sales phổ biến như:
Sales B2B (Business-to-Business): Là hình thức bán hàng giữa các doanh nghiệp với nhau.
Sales B2C (Business-to-Consumer): Là hình thức bán hàng giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Sales trực tiếp: Là hình thức bán hàng mà nhân viên sales gặp trực tiếp khách hàng để giới thiệu và tư vấn sản phẩm/dịch vụ.
Sales gián tiếp: Là hình thức bán hàng mà nhân viên sales không gặp trực tiếp khách hàng, mà thông qua các kênh trung gian như đại lý, nhà phân phối,...
Sales online: Là hình thức bán hàng thông qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội,...
Nhân viên sales (còn gọi là nhân viên kinh doanh) là người làm việc trong bộ phận Kinh Doanh của một công ty hoặc tổ chức với nhiệm vụ tìm kiếm và quản lý khách hàng, thực hiện các hoạt động bán hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo doanh thu cho công ty.
Công việc của nhân viên sales thường bao gồm việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, tư vấn sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đàm phán hợp đồng, và theo dõi sau bán hàng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Nhân viên sales cần phải có kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường cạnh tranh để đạt được các mục tiêu doanh số bán hàng được đặt ra.
Nhân viên sales càng có kinh nghiệm lâu năm và sở hữu những kỹ năng cần thiết trong bán hàng, thì càng mang về cho doanh nghiệp nhiều khách hàng cũng như lợi nhuận hơn.
Mô tả công việc của nhân viên sales
Công việc của một nhân viên sales thường bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm tiếp cận khách hàng, tạo mối quan hệ và thực hiện quá trình bán hàng. Một số công việc cơ bản của một nhân viên sales bao gồm:
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Sử dụng các công cụ tìm kiếm, khai thác cơ sở dữ liệu, tham gia hội chợ, sự kiện hoặc networking để tiếp cận với những khách hàng có khả năng mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Gặp gỡ khách hàng, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của họ. Bằng cách tương tác chuyên nghiệp và tạo lòng tin, nhân viên sales cần xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và bền vững với khách hàng
Thăm dò nhu cầu và tư vấn: Đặt câu hỏi, lắng nghe và hiểu rõ về những vấn đề cũng như mong muốn của khách hàng. Dựa trên thông tin đó, tư vấn các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm/ dịch vụ tốt lành của doanh nghiệp
Thuyết phục và đàm phán: Sử dụng kỹ năng thuyết phục và đàm phán để nắm bắt sự quan tâm của khách hàng, thuyết phục họ mua sản phẩm/ dịch vụ. Cần trình bày những lợi ích, giá trị của sản phẩm, giải đáp mọi thắc mắc hay ứng phó với các đối tác thương thảo để đạt được thỏa thuận mua bán
Quản lý quá trình bán hàng: Nhân viên sales quản lý quá trình bán hàng từ việc tạo báo giá, xử lý đơn hàng, theo dõi tiến trình sản xuất và giao hàng. Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng đúng thời hạn và chất lượng
Xây dựng mạng lưới và phát triển thị trường: Xây dựng mạng lưới liên kết với các đối tác, đại lý, các kênh phân phối để mở rộng quy mô kinh doanh và đạt được mục tiêu doanh số. Đồng thời theo dõi xu hướng thị trường, phản ánh thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mới, cạnh tranh và những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng
Duy trì sự hài lòng của khách hàng: Cung cấp trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, xử lý yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời và chuyên nghiệp
Đánh giá và báo cáo: Theo dõi và đánh giá doanh số bán hàng, phản hồi từ khách hàng và mức độ đạt được mục tiêu.