Huấn luyện – Đào tạo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên là trách nghiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam. Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định về đào tạo huấn luyện an toàn lao động. Các cá nhân tham gia các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động phải được huấn luyện, cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Như vậy doanh nghiệp nào cần phải đào tạo? Đối tượng nào cần phải tham gia huấn luyện? Hãy cùng theo dõi bài viết này dưới đây.
Phân loại đối tượng cần tham gia huấn luyện an toàn lao động
Vinacontrol CE được Cục An toàn – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho các nhóm ngành sau:
► Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
✍ Xem thêm: Chi tiết thời gian dạy, nội dung khóa học an toàn nhóm 1
► Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
Mẫu chứng chỉ đào tạo an toàn lao động do Vinacontrol CE cấp
✍ Xem thêm: Khóa học an toàn lao động nhóm 2
► Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Bao gồm người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:
✍ Xem thêm: Khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 3
► Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1,2,3 và 5; bao gồm cả người học nghề, tập nghề thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động;
✍ Xem thêm: Cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động nhóm 4
► Nhóm 5: Người làm công tác y tế
Đối tượng đào tạo nhóm 5 là người làm công tác y tế. Theo điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
✍ Xem thêm: Khóa học đào tạo ATVSLĐ nhóm 5
► Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo quy định về an toàn lao động của Bộ LĐ-TBXH thì thời gian huấn luyện an toàn nhóm 6 ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung được giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động.
Khóa học an toàn vệ sinh lao động trên khắp cả nước
✍ Xem thêm: Phân loại lao động theo điều kiện lao động là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phải thực hiện
Quy định pháp lý về công tác an toàn lao động?
An toàn lao động hiện đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội khi các vụ tai nạn lao động thường xuyên xảy ra tại các công trường, nhà máy, doanh nghiệp,... Việc đảm bảo an toàn tại nơi làm việc là hết sức cần thiết. Do đó, pháp luật quy định rõ tất cả các Doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực gì cũng đều phải tổ chức Huấn luyện An toàn lao động cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc,...
Năng lực đào tạo huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm cả nước
CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI LAO ĐỘNG TRÊN CAO
Quy tắc đầu tiên, luôn phải đeo dây an toàn trong mọi tình huống. Dây an toàn phải được mua từ các hãng có thương hiệu uy tín. Dây đeo an toàn cần phải để nơi khô ráo thoáng mát, bảo quản đúng quy tắc. Mỗi công nhân cần một dây an toàn phù hợp, hạn chế dùng chung dây an toàn. Trước khi sử dụng dây an toàn để làm việc trên cao cần phải kiểm tra kỹ càng. Dây dùng lâu ngày chất lượng sẽ bị giảm cần thay thế dây mới.
Quy tắc tiếp xúc ba điểm "cả hai chân bằng một tay hoặc cả hai tay bằng một chân" luôn quan sát xung quanh trước khi di chuyển. Làm việc trên cao là một công việc rất nguy hiểm mang tính rủi ro cao nếu chúng ta không chú ý đến an toàn lao động khi làm việc trên cao.
Phải định kỳ huấn luyện an toàn lao động khi làm việc trên cao cho công nhân, người lao động để mọi người luôn tuân thủ quy tắc và có kỹ năng làm việc trên cao, hạn chế thấp nhất rủi ro.
Ngày nay các tòa nhà cao tầng mọc lên rất nhiều ở khắp các thành phố trên cả nước, kéo theo đó là công việc lau kính, sơn sửa các tòa nhà. Công việc này luôn làm việc ở độ cao và yêu cầu
Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình làm việc trên cao. Luôn giữ cho tinh thần tỉnh táo, thoải mái khi làm việc trên cao.
Việc tránh té ngã bắt đầu bằng một ý thức tỉnh táo về những nguy hiểm thường xảy ra khi làm việc trên cao. Thông thường cho rằng bất kỳ ai tiếp cận nơi làm việc của họ với sự hiểu biết rằng họ có thể bị thương hoặc thiệt mạng sẽ có nhiều khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa - hoặc sống sót an toàn - bị ngã.
Mục đích của an toàn lao động là gì?
- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động
Ngoài ra, căn cứ nội dung Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, đảm bảo an toàn lao động còn có nhiều ý nghĩa quan trọng như:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động;
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động;
Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Khoản 2 Điều 7 Luật này quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe…a
Trong quá trình lao động, việc đảm bảo an toàn lao động được được xem là yếu tố hàng đầu. Để hiểu rõ hơn khái niệm về an toàn lao động là gì? nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động ra sao, hãy tìm hiểu bài viết sau.
Khái niệm an toàn lao động dựa theo khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Theo số liệu báo cáo năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố có hơn 7.900 người gặp nạn do tai nạn lao động. Do đó, việc tìm hiểu về an toàn lao động đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia lao động.
“An toàn là trên hết ” được xem là nguyên tắc vàng trong quá trình lao động. Nói cách khác, an toàn lao động là trách nhiệm của bên sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong suốt quá trình làm việc. Nhằm tránh xảy ra những trường hợp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động.