Ngày 26/9/2023, diễn đàn quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp giữa nông dân, trang trại, hiệp hội của Việt Nam và Nhật Bản được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm mục đích trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời chia sẻ cơ hội hợp tác triển khai các hoạt động thuộc Phi dự án “Cố vấn phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam là Chủ dự án.

Tại sao nên làm việc tại ngân hàng Agribank?

Agribank luôn được xếp vào top các đơn vị có môi trường làm việc tốt nhất hiện nay. Dưới đây là một số review khi làm việc tại Agribank để bạn có thể tham khảo:

Môi trường làm việc tại Agribank luôn có sự thoải mái, các bộ phận luôn kết nối và hỗ trợ lẫn nhau để làm việc hiệu quả, tạo nên văn hóa doanh nghiệp đa dạng. Bên cạnh đó, tại các hội sở cũng được bố trí nhiều khu vực nghỉ ngơi, thư giãn, điều này giúp cho các nhân sự thoải mái hơn, phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc.

Khi nghĩ về môi trường làm việc nhà nước thì nhiều bạn thường cho rằng thu nhập tại Agribank có thể không cao bằng ngân hàng thương mại cổ phần khác. Nhưng thực tế, mức thu nhập trung bình của nhân viên Agribank không hề thấp. Theo thống kê, thu nhập trung bình mỗi tháng của tất cả các vị trí tại đây dao động khoảng 16 – 20 triệu/ tháng và tất nhiên sẽ có sự chênh lệch khác nhau, tùy vào vị trí.

Các khoản chính trong thu nhập gồm có: Lương cơ bản (tính theo bậc lương, vùng, kinh nghiệm,…) và các khoản lương kinh doanh, chưa kể các khoản thưởng vào ngày lễ. Vì vậy, có thể thấy dù bậc lương của Agribank không quá cao, nhưng tổng thể thu nhập vẫn rất cạnh tranh, không chênh lệch nhiều so với những ngân hàng khác.

Khi làm việc tại Agribank, cán bộ nhân viên sẽ được đào tạo nghiệp vụ và nâng cao năng lực bản thân với lộ trình rõ ràng. Từ đó, thúc đẩy nhân viên gắn bó, sáng tạo và cống hiến hơn trong công việc.

Giới thiệu về Ngân hàng Agribank

Agribank là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có 100% vốn đầu tư của Nhà nước được thành lập tháng 3/1988. Trải qua nhiều năm hình thành, phát triển cùng sự nỗ lực không ngừng hiện nay Agribank đã chứng minh được vị thế và vai trò của mình khi trở thành một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, nhân lực, mạng lưới tài sản lẫn số lượng khách hàng.

Bên cạnh đó, quy mô của Agribank cũng đã bao quát khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Ước tính hiện nay Agribank đã có 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch với hơn 40.000 nhân viên, cán bộ hoạt động tín dụng và cả phi tín dụng.

Điều kiện ứng tuyển và quy trình tuyển dụng Agribank

Mỗi ngân hàng sẽ có điều kiện ứng tuyển và quy trình tuyển dụng riêng. Dưới đây là quy định trong quy trình tuyển dụng Agribank:

Để tham gia ứng tuyển tại ngân hàng Agribank, các ứng viên phải thỏa mãn điều kiện sau:

Bộ câu hỏi phỏng vấn Agribank thường gặp

Tùy vào vị trí ứng tuyển mà ứng viên sẽ được hỏi câu hỏi khác nhau. Dưới đây là bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp tại ngân hàng Agribank:

Sau bao lâu thì có kết quả phỏng vấn Agribank?

Kết quả phỏng vấn ngân hàng Agribank sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu đợt tuyển dụng đó có nhiều ứng viên tham gia thì thời gian mà bạn phải chờ thông báo sẽ lâu hơn. Thường là từ 10 – 15 ngày bạn sẽ nhận được phản hồi từ họ thông qua email và điện thoại.

Lưu ý khi tham gia phỏng vấn Agribank

Bên cạnh việc ôn luyện kiến thức và chuẩn bị sẵn các câu hỏi khi tham gia phỏng vấn ngân hàng Agribank thì bạn cũng cần lưu ý tới một số tips phỏng vấn sau:

Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm khi phỏng vấn Agribank sẽ giúp các bạn tìm được công việc ưng ý nhất. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất đừng quên truy cập vào website Topcv.vn và tham khảo những mẫu CV ngân hàng chuyên nghiệp nhất nhé!

Du học Đức: Dưới đây là những chia sẻ bổ ích của bạn Nguyễn Lan Nhi về việc nộp hồ sơ xét tuyển đại học ngành tâm lý học – một ngành mà các bạn sinh viên Đức thường đùa nhau là ngành chỉ dành cho những người có thành tích học tập thật sự xuất sắc.

Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có một cái nhìn cụ thể về ngành học thú vị này ở Đức nhé.

“Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm để đăng kí ngành học tâm lý học ở Đức. Đây vốn là ngành khá khó hiểu khi bắt đầu đăng kí, bản thân mình cùng bạn bè mình cũng đã phải đổ mồ hôi hột khi bắt đầutìm hiểu cách đăng kí học ngành này bên Đức. Mong bài viết này có thể giúp ích cho các bạn.

Vậy có những yếu tố gì quyết định việc đăng kí ngành này? Chúng ta có 3 yếu tố chính: 1. Khối ngànhKhối ngành của ngành Tâm Lý Học ở Đức khá phức tạp, hầu như học khối nào ở STK ( trường dự bị đại học) đều có thể vào được ngành này hết (trừ khối T). Nhưng đa số các trường chọn khối M và G, điều này thể hiện rất rõ bản chất của ngành tâm lý học ở Đức – vốn là một ngành kết hợp giữa khoa học xã hội và tự nhiên.

Kinh nghiệm bản thân mình chọn khối M, vì sẽ được rèn luyện tư duy khoa học nhiều hơn và dễ nuốt môn biologische Psychologie sau này.

Cũng vì khối ngành phong phú nên các bạn nhớ chú ý chọn ngành khi thi đại học ở VN. Nên chọn ngành nào để học khối M và G, có thể apply được nhiều trường hơn, cơ hội được nhận nhiều hơn.

+ Điểm chính: Việc tìm hiểu trường cho ngành Tâm lý học nên được bắt đầu từ năm lớp 11, hoặc trễ hơn là năm lớp 12 trước khi thi đại học. Vì sao ? Vì kết quả thi DH ở Việt Nam sẽ quyết định đến 60% việc bạn có được nhận hay không. Tâm lý học ở Đức đến 99% là ngành zulassungsbeschränkt, có số điểm NC đầu vào từ 1.0 đến thấp nhất là 2.0, vậy nên, nếu điểm thi đại học quá kém thì điểm FSP sẽ khó bù vào.

Thế điểm được tính như nào? Điểm để đăng kí học ở đây chúng ta sẽ gọi là điểm Final.

Điểm Final = (Điểm thi đại học đã được chuyển sang hệ 6 + Điểm Feststellungsprüfung)/2

Thường điểm cho người nước ngoài sẽ thấp hơn điểm chuẩn của người Đức 0,2 – 0,4, nhưng đó là tùy may mắn. Điểm thật sự là một yếu tố vô cùng quan trọng khi apply ngành này, cũng là cửa sàng lọc đầu tiên của hệ thống giáo dục với những người muốn học ngành liên quan đến sức khỏe con người, nên nếu có thể, mình khuyên các bạn chọn khối học hợp với mình để cày được FSP cho cao.

+ Điểm cộng (TestAs): Vì chế độ điểm thi đại học ở nhiều nước khác nhau, khi đổi sang điểm đức dễ xảy ra sự mất công bằng, nên nhiều trường đại học ở Đức đã áp dụng chế độ cộng điểm dựa trên điểm Test AS (zB: Uni Hamburg hay Uni Köln). Bạn nên tìm hiểu trước trường đó nhận Test AS MINT hay GKG để đỡ bị quê.

Tuy với cấp độ Bachelor ở Đức sẽ không đi vào chuyên ngành mà học đều dàn trải, nhưng những trường đại học đều có những thế mạnh riêng của mình, có những nhánh ngành sẽ được tập trung nhiều hơn, làm nhiều thí nghiệm hơn, cơ hội thực tập nhiều hơn, học hay hơn. Để biết được điều này bạn có thể nhìn vào Modulbuch của trường, hoặc xem Institute Psychologie của trường làm những gì. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc.

Trên đây là những kinh nghiệm bản thân mình và bạn bè rút ra được. Mình xin tặng kèm bảng tổng kết đã giúp 3 đứa vào được trường đại học mình thích. Mong bài viết này có thể giúp ích được cho các bạn muốn theo đuổi ngành này.

(Nguồn bài viết: Nguyen Lan Nhi, Uyen Nguyen, Quang Nhut Truong)