(MÙNG 2 TẾT) 30/01/2025 - 12/02/2025, 05/03/2025 - 17/03/2025

Mỗi mẫu decal sẽ có công dụng dán vào từng vị trí của tường, vì vậy bạn cần dán đúng công dụng của decal thì mới làm nổi bật được không gian của bạn nhé.

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 : Đo và cắt tấm decal theo kích thước thật của tủ (theo chiều cao các ngăn tủ). Chiều ngang cắt theo chiều ngang tủ hoặc để dư ra sau đó có thể gấp vào mép tủ hai bên. phần thừa bạn dùng dao chuyên dụng shop gửi kèm để tỉa

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 : Bóc lớp băng dính phía sau khoảng 5 cm, đính cố định 1 góc

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰: Dùng nước lau kính hoặc nước rửa chén ĐÃ PHA LOÃNG thoa đều lên bề mặt tủ và lên bề mặt của tấm dán, (mục đích để trong quá trình dán sai có thể bóc ra dán lại ngay lúc đó dễ dàng)

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰: Bóc hết lớp băng dính phía sau đề can ra từ từ

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰: Dùng tấm gạt polime chuyên dụng của shop gửi kèm >> gạt kỹ sao cho HẾT NƯỚC đã thoa trước đó ra ngoài, nước sẽ cuốn sạch không khí giúp bề mặt trong miếng dán nhẵn bóng (vuốt từ giữa trước, sau đó vuốt đều ra các bên)

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰: Dùng dao tỉa đi những chỗ không cần thiết

Học viện Điện ảnh Bắc Kinh là học viện điện ảnh lớn nhất và nổi tiếng thế giới ở châu Á. Đây cũng là một học viện nghệ thuật có trụ sở tại Bắc Kinh được hỗ trợ bởi Cục Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Phim và Truyền hình và Bộ Giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trường cũng được biết đến như một cái nôi của các nhà làm phim Trung Quốc. Trong bảng xếp hạng 25 trường đại học điện ảnh hàng đầu thế giới do tạp chí Hollywood báo cáo xuất bản năm 2011 và 2012, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh đứng thứ ba trong hai năm liên tiếp.

Tên tiếng Việt: Học viện điện ảnh Bắc Kinh

Tên tiếng Anh:   Beijing Film Academy

Trang web trường tiếng Trung: http://www.bfa.edu.cn/

Trang web trường tiếng Anh: http://eng.bfa.edu.cn/

Địa chỉ tiếng Trung: 北京市海淀区西土城路4号

Địa chỉ tiếng Việt: Số 4 đường Xitucheng, quận Haidian, Bắc Kinh

Học viện Điện ảnh Bắc Kinh được thành lập tháng 5 năm 1950 với tên ban đầu Sở Nghiên cứu Nghệ thuật biểu diễn thuộc Cục Điện ảnh – Bộ Văn hóa Trung Quốc (表演艺术研究所) với 38 sinh viên nhập học khóa đầu tiên. Tới tháng 7 năm 1951 trường được đổi tên thành Trường Điện ảnh thuộc Cục Điện ảnh (电影学校), đến tháng 3 năm 1953 trường được đổi tên một lần nữa thành Trường Điện ảnh Bắc Kinh (北京电影学校) và tới tháng 6 năm 1956 thì trường bắt đầu có tên như hiện tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cơ sở chính của Học viện nằm tại quận Hải Điến của thành phố Bắc Kinh, đây cũng là nơi tập trung phần lớn các đại học lớn của thành phố như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa.

Khi mới thành lập trường có hai khoa là Khoa Nhiếp ảnh và Khoa hoạt hình, tới năm 1951 Khoa Biên kịch được thành lập , tiếp nối là Khoa Diễn xuất vào năm 1956 . Trong thời gian Cách mạng Văn hóa, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng khi nhiều giáo sư phải rời bỏ trường và họ chỉ có thể quay lại vào đầu năm 1976 khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt. Tới năm 1978 trường mới tuyển sinh trở lại.

Ngày 25 tháng 12 năm 2016, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu học xá mới Hoài Nhu tại trấn Dương Tống, quận Hoài Nhu, khuôn viên mới có diện tích khoảng 667 mẫu, tổng vốn đầu tư khoảng 2,8 tỷ nhân dân tệ. Khi hoàn thành, với thiết kế cảnh quan khuôn viên trường liên quan đến các giải thưởng điện ảnh, giai đoạn đầu của dự án dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2019.

Học viện Điện ảnh Bắc Kinh là một trong những trường có chỉ tiêu tuyển sinh ít nhất và tỷ lệ thí sinh bị đào thải vào hàng cao nhất tại Trung Quốc. Trong năm 2009, số lượng thí sinh đăng ký dự thi lên đến 1,3 triệu người trong khi dự kiến tuyển sinh chỉ có 440 người, tỷ lệ đào thải hơn 96%.Thí sinh phải vượt qua một loạt các phần thi năng khiếu để nhận được Thư thông báo được tham gia kỳ thi văn hoá, cuối cùng phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học Cao Khảo toàn quốc với số điểm chuẩn để được nhận vào Bắc Ảnh.

Học viện đào tạo bằng cấp cao đẳng, cử nhân và thạc sĩ trong nhiều lĩnh vực điện ảnh. Học viện Điện ảnh Bắc Kinh đào tạo các khóa học về kịch bản, kiến thức điện ảnh, đạo diễn phim, sản xuất phim điện ảnh và truyền hình, diễn xuất, thiết kế phim điện ảnh và truyền hình, quảng cáo, phim hoạt hình, âm thanh, nhiếp ảnh, và quản lý giải trí.

Học viện Điện ảnh Bắc Kinh đã trở thành một trong 9 trường đại học hàng đầu có ảnh hưởng nhất trong giáo dục sinh viên nước ngoài tại Bắc Kinh, và đã được trao giải mô hình giảng dạy và quản lý sinh viên nước ngoài tại Bắc Kinh.

Tham khảo thêm: Thành phố Bắc Kinh

Gấu trúc là một trong những quốc bảo quý giá của Trung Quốc và là một trong những loài động vật được yêu thích nhất trên thế giới. Gấu trúc thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt từ con người nhờ vẻ ngoài dễ thương, tính cách ngoan ngoãn, đáng yêu cùng với tiếng vang của bộ hoạt hình Kungfu Panda mà các bạn nhỏ vô cùng yêu thích.

Hiện tại, gấu trúc tập trung sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, phân bổ chính ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc và Vân Nam. Trong số đó, Tứ Xuyên là khu vực có mật độ gấu trúc lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng 80% tổng số lượng. Vì thân hình mũm mĩm và tính cách đáng yêu nên gấu trúc đã trở thành một trong những lý do thu hút khách du lịch Trung Quốc. Tạo nên nguồn thu nhập đáng kể trong hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc.

Đặc điểm về loài Gấu Trúc siêu cấp đáng yêu

Gấu trúc có tên khoa học là Giant Panda, thuộc họ Ursidae – là loài động vật ăn thịt điển hình có nguồn gốc ở châu Á vào đầu kỷ nguyên Mesozoi. Theo các nhà khảo cổ học, gấu trúc tồn tại ở Trung Quốc ngay từ thời đồ đá mới cách đây 6.000 năm. Chúng dễ nhận biết qua các mảng màu đen lớn ở mắt, tai và cả bốn chân. Mặc dù thuộc bộ Ăn Thịt, nhưng chế độ ăn của gấu trúc chủ yếu là tre và trúc.

Gấu trúc là loài động vật dễ thương với thân hình mũm mĩm, thân hình thường có hai màu đen trắng (một số cá thể hiếm gặp có màu khác như nâu – trắng). Phần lông tối màu chủ yếu ở đầu, lưng và vai. Gấu trúc có các chi ngắn và bàn chân lớn với khả năng bám tốt, giúp chúng trèo lên cành cây, trèo lên sườn đồi dốc và băng qua suối. Tuy nhiên, cử động của chúng khá chậm chạp. Ngoài ra, gấu trúc có cấu trúc cơ thể đặc biệt và có cơ hàm cực khỏe, có thể nhai và nuốt tre cùng các loại hạt có vỏ cứng.

Hành trình trở thành bảo vật quốc gia

Gấu trúc được xác định là kho báu quốc gia chủ yếu nhờ vào một người nước ngoài – cha Armand David. Vào năm 1862, cha David đã phát hiện một ‘miếng da gấu đen trắng rất đặc biệt’ ở Trung Quốc. Ông tin rằng gấu trúc ‘sẽ trở thành một loài động vật mới rất thú vị’.

Trong thời điểm đó, Trung Quốc chưa quan tâm và bảo vệ gấu trúc, nhưng David rất yêu quý loài vật này và đã săn lùng khắp nơi để đưa chúng ra khỏi Trung Quốc. Tình yêu dành cho gấu trúc đã lan tỏa ra ngoài nhờ những người nước ngoài, và để có được gấu trúc, các quốc gia đã gửi người tới Trung Quốc tìm kiếm chúng.

Cho đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra tình trạng nghiêm trọng của vấn đề, và chính phủ nước này đã bắt đầu chăm sóc gấu trúc. Vào năm 1988, Trung Quốc chính thức xác định gấu trúc là loài động vật cần bảo vệ hàng đầu của quốc gia. Đây cũng là lúc gấu trúc chính thức trở thành ‘quốc bảo’ của Trung Quốc, sau nhiều năm đối mặt với nguy cơ tổn thất từ việc săn bắn.

Từ đó, gấu trúc được coi là một món quà vô cùng quý giá, được gọi là ‘Ngoại giao gấu trúc’. Trung Quốc đã tặng gấu trúc như một món quà ngoại giao cho nhiều quốc gia như Nga, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản…

Hành trình trở thành bảo vật quốc gia Gấu trúc – “Vũ khí ngoại giao” độc đáo Trung Quốc

Lần đầu tiên, Trung Quốc chọn gấu trúc làm “quà ngoại giao” là vào năm 1957. Năm đó, Bắc Kinh tặng Liên Xô một cá thể mang tên Ping Ping thay lời cảm ơn việc Liên Xô là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hai năm sau, Trung Quốc gửi thêm một chú gấu trúc khổng lồ tên An An sang Liên Xô để Ping Ping có cặp.

Tháng 1-1972, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đã tặng hai con gấu trúc cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon sau chuyến công du lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh và Hàng Châu. Hai tháng sau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Washington.

Tháng 9-1973, hai chú gấu trúc khác là Yen Yen và Li Li được tặng cho Pháp nhân chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Georges Pompidou.

Tháng 7-2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel chào đón hai chú gấu trúc Meng Meng và Jiao Qing đến vườn thú Tierpark ở Berlin.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tặng Hàn Quốc cặp gấu trúc

Trung Quốc | Thành Đô – Vườn Gấu Trúc – Cửu Trại Câu – Lạc Sơn | 5N4Đ

"Gấu trúc" trong các ký tự Trung Quốc Phồn thể (trên cùng) và Giản thể (dưới cùng)

Gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng", giản thể: 大熊猫; phồn thể: 大熊貓; bính âm: dàxióngmāo, nghĩa "mèo gấu lớn", tiếng Anh: Giant Panda),[5] cũng được gọi một cách đơn giản là gấu trúc, là một loài gấu[6] có nguồn gốc tại Trung Quốc.[1] Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảng màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt) nhưng chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc.[7] Gấu trúc trong tự nhiên thỉnh thoảng ăn cỏ dại, thậm chí ăn thịt chim, gặm nhấm xác thối. Trong môi trường nuôi nhốt, gấu trúc ăn mật ong, trứng cá, lá cây, bụi cam hoặc chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.[8][9]

Gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc.[10] Nông nghiệp, phá rừng đã đẩy gấu trúc khỏi các vùng đồng bằng chúng từng sinh sống.

Là một loài nguy cấp phụ thuộc bảo tồn.[11] Một báo cáo 2007 cho thấy 239 cá thể gấu trúc sống trong điều kiện giam cầm ở Trung Quốc và 27 nước khác trên thế giới.[12] Ước lượng số lượng hoang dã rất khác nhau; một ước tính cho thấy có khoảng 1.590 cá thể sống trong tự nhiên,[12] trong khi một nghiên cứu năm 2006 thông qua phân tích DNA ước tính rằng con số này có thể cao đến 2000 đến 3000.[13] Một số báo cáo cũng cho thấy rằng số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng.[14][15] Tuy nhiên, IUCN không tin rằng đủ chắc chắn để chuyển loài này từ nguy cấp thành dễ thương tổn.[1]

Trong tự nhiên, gấu trúc sống trên cạn và dành phân lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi tỉnh Tứ Xuyên.[16] Gấu trúc lớn thường sống đơn độc,[17] và mỗi con trưởng thành có một vùng lãnh thổ được xác định, con cái trưởng thành sẽ không tha thứ cho con cái nào dám đi vào lãnh thổ của nó. Gấu trúc giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu mùi như cào cây hoặc đánh dấu nước tiểu.[11] Chúng cũng có thể leo lên và trốn trong các hốc cây, nhưng không làm tổ lâu dài. Vì lý do này, gấu trúc không ngủ đông, tương tự như động vật có vú cận nhiệt đới khác, và thay vào đó di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.[18]

Các cuộc gặp gỡ xã hội xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn.[19] Sau khi giao phối, con đực rời đi, để con cái một mình để đẻ.[20]

Mặc dù gấu trúc được cho là ngoan ngoãn, nó được biết tới từng tấn công con người, có thể do bị chọc tức chứ không phải do thích gây sự.[21][22][23]

Không có giải thích kết luận về nguồn gốc của từ "panda" được tìm thấy. Từ gần nhất là ponya' trong tiếng Nepal. Tới năm 1901, khi gấu trúc lớn được xác định một cách sai lầm có liên quan tới gấu trúc đỏ, gấu trúc lớn cũng được biết tới như "gấu đốm" (Ailuropus melanoleucus) hay "gấu đa sắc". Theo hầu hết bách khoa, tên "gấu trúc" hay "gấu trúc thông thường" đến từ loài gấu trúc đỏ.

Theo các nhà sưu tập Trung Quốc, gấu trúc lớn có 20 tên gọi trong tiếng Trung Quốc, như huāxióng (花熊, Hán-Việt: hoa hùng, "gấu đốm") và zhúxióng (竹熊, Hán-Việt: trúc hùng, "gấu trúc"). Tên phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay là dàxióngmāo (大熊猫, Hán-Việt: đại hùng miêu, "mèo gấu lớn"), hay chỉ đơn giản là xióngmāo (熊貓, Hán-Việt: hùng miêu, "mèo gấu").

Ở Đài Loan, tên phổ biến của gấu trúc là māoxióng (貓熊, Hán-Việt: miêu hùng, "gấu mèo"), mặc dù nhiều từ điển ở Đài Loan vẫn dùng "mèo gấu" như tên đúng.

Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc lớn có nhiều tranh luận vì có có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo.[24] Tuy nhiên, nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc lớn là một loài gấu thật sự và là thành viên của họ Ursidae,[6][25] mặc dù có tách biệt từ sớm với các loài gấu khác. Họ hàng gần nhất của gấu trúc là gấu mặt ngắn Andes ở Nam Mỹ.[26] Gấu trúc lớn được xem là hóa thạch sống.[27]

Mặc dù có cùng tên, cùng môi trường sống và chế độ ăn, cũng như ngón cái giả (để giúp chúng nắm chặt các thanh tre, trúc chúng ăn), gấu trúc lớn và gấu trúc đỏ chỉ có liên quan xa. Nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc đỏ thuộc về họ Ailuridae, chứ không phải Ursidae.

Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận trên cơ sở giải phẫu hộp sọ, mẫu màu lông và gen của quần thể (Wan và ctv., 2005).

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về