Tiếp tục triển khai chuỗi Hội thảo, sáng ngày 27/9/2022 DWN Việt Nam đã phối hợp với Trường Cao Đẳng Y Hà Nội, cùng sự đồng hành của 02 đối tác tại CHLB Đức là Tập đoàn Uniteam và Học viện Amesol tổ chức thành công Hội thảo “Chương trình chuyển đổi bằng điều dưỡng viên đi CHLB Đức” cho các bạn sinh viên có nguyện vọng chuyển đổi tại Trường Cao Đẳng Y Hà Nội.

Chương trình Bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Sau năm thứ nhất triển khai thành công, chương trình tiếp tục mở rộng sang năm thứ hai nhằm giúp các bạn học sinh tiếp tục thực hiện ước mơ học tập trong môi trường giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam và chuyển tiếp du học khi điều kiện cho phép. Sinh viên cũng có thể chọn chuyển đổi tín chỉ để tiếp tục theo học tại nhiều trường đại học trên thế giới.

Với chương trình này, sinh viên sẽ xây dựng được một lộ trình học tập liên tục từ dự bị đại học quốc tế, dự bị tiếng Anh tới các chương trình cử nhân quốc tế và sau đại học bất kể ở trong nước hay chuyển tiếp du học.

Những học sinh cấp 3 mong muốn đi du học nhưng chưa sẵn sàng về tâm lý, tài chính và lo ngại dịch bệnh, có thể lựa chọn học Dự bị Đại học Quốc tế (IFP) tại BUV do Đại học London (UoL) danh tiếng cấp bằng để tiết kiệm thời gian trước khi nộp hồ sơ vào các trường nước ngoài. Điểm ưu việt của chương trình IFP là tối ưu về thời gian và chi phí vì học sinh chỉ mất một năm để hoàn thành khóa học thay vì mất hai năm như nhiều chương trình dự bị đại học khác. Chương trình IFP của UoL được chấp nhận rộng rãi bởi các trường đại học tại Anh Quốc và trên toàn thế giới.

Đại học London (UoL) là một trong những trường đại học lâu đời và danh giá nhất tại Anh Quốc, thành lập vào năm 1836, hiện nay bao gồm 17 tổ chức thành viên độc lập danh tiếng khắp toàn cầu, trong đó có các trường top đầu thế giới như Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), King's College London,… BUV là 1 trong 120 trung tâm đào tạo được công nhận trên toàn cầu và là trung tâm duy nhất tại Việt Nam được phép giảng dạy chương trình Dự bị Đại học Quốc tế (IFP) của UoL.

Đối với chương trình cử nhân tại BUV, sinh viên có thể lựa chọn chuyển đổi tín chỉ sang các trường ở nước ngoài để tiếp tục du học với sự hỗ trợ tối đa của nhà trường. Đặc biệt, sinh viên có thể tham gia chương trình trao đổi sang Đại học Staffordshire (Vương quốc Anh) với mức học phí như tại Việt Nam sau một hoặc 2 năm học.

Việc này có thể thực hiện vì chương trình đào tạo tại BUV là chương trình chuẩn Anh Quốc và được kiểm định chặt chẽ bởi hai trường đại học đối tác danh tiếng nhằm đảm bảo BUV tuân thủ tiêu chuẩn của hai trường. Đây cũng là tiêu chuẩn được quản lý bởi Chính phủ Anh và được kiểm định bởi Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Anh Quốc (QAA), nơi cấp phép cho việc cấp bằng.

BUV hỗ trợ sinh viên tối đa trong việc chuyển ngang tín chỉ tới các trường đại học ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada...

Đối với những du học sinh muốn chuyển tiếp từ nước ngoài về BUV, sinh viên cần chuyển toàn bộ bảng điểm của trường đại học mình đang theo học, chứng chỉ tiếng Anh và các giấy tờ cần thiết khác tới bộ phận tuyển sinh BUV. Hiện nay, du học sinh Việt Nam chuyển tiếp từ nước ngoài về sẽ nhận được hỗ trợ học phí lên đến 30 triệu VNĐ (khi đáp ứng được các yêu cầu của hội đồng xét tuyển). Thời hạn ứng tuyển đến ngày 15/10/2021.

Nếu gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình chuyển tiếp hồ sơ, sinh viên sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ cụ thể của nhà trường.

Bên cạnh đó, đối với học sinh đã có thư mời nhập học từ các trường đại học ở nước ngoài nếu có nguyện vọng học tập tại BUV, sẽ được nhà trường hỗ trợ 15% học phí của năm nhất, miễn phí tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ (khi đáp ứng được các yêu cầu của hội đồng xét tuyển). Thời hạn làm hồ sơ đăng ký nhập học trước 31/12/2021. Học sinh có thành tích xuất sắc cũng có thể ứng tuyển Học bổng Tài năng (Talent scholarship) có giá trị lên đến 30% học phí cho 3 năm học.

Chương trình "Du học không gián đoạn" dành cho học sinh nhiều hỗ trợ nhưng không làm thay đổi các yêu cầu xét tuyển của nhà trường vốn luôn tuân thủ điều kiện của hai trường đối tác cấp bằng là Đại học London và Đại học Staffordshire.

BUV cung cấp môi trường học tập chuẩn quốc tế với khuôn viên campus có tổng vốn đầu tư lên đến 80 triệu USD tích hợp nhiều công nghệ giáo dục hiện đại.

Chương trình "Du học không gián đoạn - Ở lại để tiến xa hơn" đem tới một lộ trình học tập ổn định cho các sinh viên và là bước đệm vững chắc cho những kế hoạch học tập khác trong tương lai. Theo học tại BUV, sinh viên được học chương trình đào tạo tương đương với chương trình tại Vương quốc Anh, đội ngũ giảng viên 100% quốc tế, bằng cấp trực tiếp từ Anh Quốc và môi trường học tập chuẩn quốc tế.

Về trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV)

Hiện nay, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) giảng dạy 11 chương trình cử nhân và 1 chương trình thạc sỹ MBA, cấp bằng trực tiếp từ Đại học London và Đại học Staffordshire danh tiếng.

Sứ mệnh của trường là cung cấp chương trình đào tạo và bằng cấp chất lượng cao của Anh Quốc cùng môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế cho sinh viên Việt Nam, từ đó kiến tạo một thế hệ trẻ đam mê khám phá, có tư duy sáng tạo, có trình độ cao và sẵn sàng phát triển trong nhiều lĩnh vực công việc và cuộc sống của thời đại công nghệ 4.0.

Quỹ học bổng của trường năm 2021 nâng giá trị lên đến 53 tỉ đồng, đặc biệt là "Học bổng Đại sứ Vương quốc Anh" trị giá lên tới gần 800 triệu đồng (tương đương 100% học phí) mang lại nhiều cơ hội học bổng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc hoặc có tài năng trong các hoạt động thể thao, âm nhạc và ngoại khóa.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập https://www.buv.edu.vn hoặc liên hệ với đường dây nóng 0966 629 909 hoặc email: [email protected].

Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường Nhật Bản

Những năm gần đây, thị trường lao động đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT mặc dù ngày càng tăng nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao thì vẫn còn khan hiếm.

Nhật Bản là một nước phát triển với trình độ kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đến năm 2030, nước này sẽ hiếu hụt đến 789.000 kỹ sư CNTT. Như vậy, thị trường lao động Nhật Bản đang trở thành một thị trường rộng mở với các nước đang phát triển.

Là trường đại học (ĐH) top đầu trong nhóm các trường ĐH việt Nam về đào tạo ICT, bên cạnh đó, PTIT cũng là đối tác của nhiều trường ĐH, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, việc mở chương trình đào tạo kỹ sư CNTT Việt Nhật là một hướng đi phù hợp trong tình hình hiện nay.

Sinh viên khi theo học chương trình sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng theo đúng quy định và chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản ITSS. Sau khi tốt nghiệp, ngoài bằng Kỹ sư CNTT được Học viện cấp, sinh viên có trình độ tiếng Nhật tương đương N3, được PTIT hỗ trợ giới thiệu việc làm tại các DN Nhật tại Việt Nam và các DN tại Nhật Bản.

Điểm khác biệt trong Chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật của Học viện là hàm lượng các học phần tiếng Nhật khá cao, với 24 tín chỉ, được đào tạo bởi giảng viên từ có trình độ cao từ Học viện ngôn ngữ MEROS và các đối tác. Sinh viên sẽ được đào tạo cả 2 trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh và Tiếng Nhật.

Đặc biệt, trong quá trình học tập, sinh viên có thể chuyển tiếp sang học tập tại các trường đối tác của Học viện nếu đáp ứng được yêu cầu đưa ra từ phía các đơn vị. Hiện tại, một số trường đối tác của Học viện sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của chương trình sang học tập tại Nhật Bản như các ĐH: Hosei, Hokkaido, Tsukuba.

PTIT cũng thông tin mức lương sau khi tốt nghiệp chương trình lên đến hơn 500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, sinh viên gần như được cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp Chương trình Kỹ sư CNTT Việt - Nhật.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình, đạt trình độ tương đương chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản ITSS sau khi tốt nghiệp; Có năng lực vượt qua các kỳ thi chứng chỉ IT Passport và IT FE. Đây là 2 chứng chỉ đạt chuẩn cơ bản kỹ sư CNTT của Nhật Bản. Sở hữu chứng chỉ này sẽ có rất nhiều ưu điểm giúp cho sinh viên có thể cộng điểm khi ứng tuyển vào các công ty CNTT đặc biệt là các công ty CNTT của Nhật, hay cộng điểm khi xin visa Kodo/visa vĩnh trú tại Nhật.

Chương trình đào tạo thực tế với học kỳ DN Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản. Các DN sẽ đồng hành cùng các bạn sinh viên để làm các dự án (project), sản phẩm thực tế, giúp cho các bạn sinh viên có thể làm quen với môi trường DN đồng thời có các sản phẩm riêng biệt để làm tốt cho CV của mình về sau.

Sinh viên còn được tham gia chuỗi workshop cùng các chuyên gia công nghệ hàng đầu tại các DN Nhật Bản giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức chuyên ngành, đồng thời có thêm hiểu biết về thị trường CNTT tại Nhật Bản; Được tham gia các hoạt động ngoại khoá hàng năm, đặc biệt các hoạt động trao đổi văn hoá tại Nhật Bản.

Đào tạo ra một thế hệ kỹ sư CNTT toàn cầu

Trong thời điểm toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các lĩnh vực của xã hội, việc đào tạo sinh viên học tập chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật là một trong những định hướng phát triển lực lượng kỹ sư CNTT toàn cầu của PTIT.

Đội ngũ giảng viên tham gia thực hiện Chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật đều có trình độ thạc sĩ trở lên, tốt nghiệp ở các trường ĐH của các nước phát triển và đúng ngành giảng dạy. Đặc biệt, giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành có trình độ Tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Các giảng viên này đều có năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên; có phương pháp giảng dạy hiệu quả; áp dụng tốt CNTT trong giảng dạy và nghiên cứu.

Thông qua chương trình đào tạo kỹ sư CNTT Việt – Nhật, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về CNTT đặc biệt trong lĩnh vực phát triển phần mềm giúp tạo ra một thế hệ kỹ sư CNTT có khả năng đáp ứng hiệu quả với các thách thức và cơ hội trong ngành CNTT hiện đại đặc biệt cho thị trường lao động Nhật Bản nói riêng và trên thế giới nói chung.

Một số trường ĐH tại Việt Nam đã và đang đào tạo chương trình CNTT Việt – Nhật như Đại học Bách Khoa Hà Nội với Chương trình đào tạo cử nhân kỹ thuật CNTT Việt - Nhật HEDSPI; Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội với Cử nhân Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân.

PTIT mở ngành đào tạo kỹ sư công CNTT Việt Nhật với cam kết cung cấp nguồn nhận lực kỹ sư CNTT chất lượng cao là một điểm mới mẻ phù hợp với chiến lược phát triển Học viện giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 nói riêng và hệ thống đào tạo của các trường ĐH tại Việt Nam nói chung. Đây là thách thức cũng là cơ hội của Học viện trong việc tiến tới đa dạng hóa các phương thức đào tạo và mở rộng hợp tác liên kết với các trường ĐH hàng đầu tại Nhật Bản nói riêng và định hướng các trường ĐH quốc tế nói chung.

Đối tượng tuyển sinh đầu vào của Chương trình là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy - Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hoá (khối A00) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A01); hoặc các phương án tuyển sinh riêng theo quy định của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông công bố.

Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4,5 năm, gồm 8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ là học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện và 1 kỳ thực tập tại cơ sở thực tế và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Khuyến khích sinh viên làm đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

Các vị trí công việc sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp như chuyên gia: lập trình (ứng dụng web, ứng dụng di động, front-end, back-end, phần mềm nhúng…); kiểm thử phần mềm, phân tích nghiệp vụ, phân tích hệ thống, thiết kế hệ thống, quản lý dự án phần mềm; chuyên gia thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính; quản lý, điều hành trong lĩnh vực CNTT; an ninh mạng; phân tích dữ liệu; tư vấn bán hàng, chuyên viên tư vấn kỹ thuật và Kỹ sư cầu nối Việt - Nhật trong lĩnh vực CNTT./.

Để thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như trách nhiệm của Nhà trường đối với xã hội và người học, Trường Đại học Phenikaa đã hoàn thành việc kiểm định 3 chương trình đào tạo. Để tiếp tục đánh giá ngoài chương trình đào tạo đại học, ngày 30/01/2021, Trường đã có buổi làm việc với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Trường Đại học Vinh về việc kiểm định 2 chương trình đào tạo gồm: Kế toán và Quản trị kinh doanh.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, GS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho biết, công tác đảm bảo chất lượng luôn được nhà trường quan tâm và xác định là khâu then chốt để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, Trường đã đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thầy Hiệu trưởng hy vọng dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh 2 chương trình đào tạo được khảo sát đợt này đều đạt chuẩn.

GS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa

Tiếp đó, ThS Nguyễn Đình Huy – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Vinh, Thư ký Đoàn đánh giá gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Phenikaa đã tin tưởng lựa chọn Trung tâm là đơn vị kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho Nhà trường. Đồng thời, Phó Giám đốc nhấn mạnh, Đoàn kiểm định sẽ làm việc nghiêm túc, khách quan theo đúng quy trình để kiểm định chính xác nhất chất lượng 2 chương trình đào tạo. Trong quá trình đánh giá, Đoàn sẽ ghi nhận những điểm mạnh và góp ý những điểm còn tồn tại để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần khẳng định uy tín và vị thế của Phenikaa trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Cũng trong buổi khai mạc, PGS Lê Hiếu Học – đại diện Khoa Kinh tế và Kinh doanh đã báo cáo tổng quan về Khoa và chương trình đào tạo của 2 ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh trước Đoàn đánh giá ngoài.

HUFLIT nhận chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục ngành Đông phương học trình độ đại học

Trước đó, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) cũng đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 02 do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM cấp.