Cùng làm đề thi thử môn Văn năm 2020 số 22 để rèn luyện thêm các dạng câu hỏi và kiến thức đã được học để rèn luyện cho kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian là đáng tiếc trong quá trình làm bài thi.

Đáp án đề thi thử văn 2020 số 22

- Thể thơ của đoạn thơ đã cho là: tự do

- Tính cách của nhân vật tôi được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu - ghét; không nói yêu thành ghét - không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi - Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

- Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp của con người: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người sống chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.

- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai - cũng không”.

- Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

- Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

-   Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+   Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị của “sống chân thật”.

- Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn 200 chữ.

Các em có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp; móc xích hoặc song hành…

+ Mở đoạn: Chân thật là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.)

*Giải thích: Sống chân thật là gì? Đó là cách sống ngay thẳng, thật thà, chân thành, không dối trá, không sống hai mặt.

Tại sao phải biết sống chân thật? Giá trị của sống chân thật:

Phản đề: Phê phán những con người ham cái lợi, sống không ngoan nhưng lại là tinh khôn đề cầu danh lợi, sẵn sàng lừa gạt người khác, ăn không nói có.

*Rút ra bài học cho bản thân và nêu cảm nhận của riêng em về giá trị của sống chân thật

Xem thêm: Nghị luận xã hội Chân thật và thẳng thắn

I. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm. Nêu tình huống trong đề bài: Sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ.

- Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

+ Mị là cô gái trẻ đẹp, giàu tài năng nhưng vì món nợ của cha mẹ mà buộc phải làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý. Cuộc sống thống khổ như chốn địa ngục trần gian khiến Mị dần trở nên vô cảm. Nhưng "Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi", Mị vẫn khát vọng những cuộc chơi, muốn đi theo tiếng gọi của đêm tình mùa xuân. Chính niềm khát khao ấy đã tạo điều kiện cho sự bừng tỉnh nhận thức và cháy bùng lên ngọn lửa giải thoát cho A Phủ sau này.

+ A Phủ để hổ bắt mất một con bò nên cha con nhà thống lí đã trói A Phủ vào cột => Chờ đợi A Phủ là cái chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.

*Lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị không mảy may mủi lòng, không cảm xúc “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”.

=> Mị vô cảm: Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở lại với kiếp sống chai sạn, băng giá, tê liệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Mị không cần biết, không đoái hoài, không quan tâm những gì đang xảy ra xung quanh mình.

- Mị vô cảm với chính bản thân mình, không còn cảm nhận được nỗi đau đớn của thể xác, không còn cảm nhận được sự nhục nhã về tinh thần.

- Mị vô cảm luôn với cả đồng loại của mình:“nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Các từ ngữ “thản nhiên”, “cũng thế thôi” cho thấy sự thản nhiên, vô tâm đến lạnh lùng, vô cảm đến tàn nhẫn của Mị.

* Nhưng sau đó thì Mị lại cắt đứt dây trói cho A Phủ và cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

=> Đó là sự thay đổi từ trạng thái vô cảm đến đồng cảm bởi giọt nước mắt của A Phủ, bởi sự thức dậy của tình thương người.

- Chính nhờ ngọn lửa đêm ấy, Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. => dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh tình thương người trong Mị. Nước mắt A Phủ không chỉ chảy xuống đôi gò má sạm đen của anh mà còn chảy vào cả trái tim băng giá của Mị.

- Khi lòng thương người trỗi dậy, là lúc trái tim Mị quặn đau khi “trông người lại ngẫm đến mình”. Mị chợt “nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được”.

- Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống qua đó càng căm thù sự độc ác của nhà Thống lí Pá Tra. Mị nhận thấy cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác” nên càng thấy “người kia việc gì mà phải chết”. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ: “Mị lấy con dao chấu nhỏ, cắt từng nút dây mây”. Cuối cùng thì Mị đã cởi trói cho A Phủ.

*Nhận xét về sự thay đổi trong tâm trạng của Mị:

- Sự chuyển biến từ trạng thái vô cảm của Mị cho đến khi đồng cảm với nỗi đau thân phận của A Phủ. Đây là sự chuyển biến lớn trong tâm lý của Mị dẫn đến thay đổi cục diện của tác phẩm. Qua sự thay đổi này Tô Hoài đã khẳng định được chân lý: “sức mạnh lớn nhất mà nhân loại có được chính là lòng yêu thương con người”.

- Từ đồng cảm, Mị đã đi đến hành động táo bạo, quyết liệt - “cởi trói cho A Phủ”. Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, nó là khát vọng sống, khát vọng với tự do của Mị. Giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho bản thân Mị!

=> Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đó chính là sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật và cũng là sự mở đường của nhà văn đưa nhân vật tới chân trời mới.

Thành công của Tô Hoài trong việc:

- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo nhất là những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, tạo dựng tình tiết khéo léo

- Cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lý  tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.

- Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên đầy ấn tượng

Qua nhân vật Mị, Tô Hoài càng khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi.

Đọc thêm: Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ để hiểu rõ nét hơn về diễn biến tâm trạng cũng như lí giải tốt hơn về hành động của Mị bạn nhé.

Trên đây là mẫu đề thi thử môn Văn THPT Quốc Gia 2020 số 22 với những dạng bài thường gặp trong đề thi được ra. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn khác được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em học và thi thật tốt!

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm