Không chỉ tạo ra được sự khác biệt với đối thủ và cạnh tranh công bằng trên thị trường, câu slogan hay cũng sẽ đưa thương hiệu đi xa hơn. Một thành công mang được trọn vẹn sứ mệnh, nhiệm vụ trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Sau đây là một vài câu slogan mà bạn đã thấy quen thuộc khắp mọi nơi trên thế giới.
Sơn Nippon: “Sơn đâu cũng đẹp”
Gặp gỡ người tiêu dùng qua quảng cáo ấn tượng từ những năm 2000, "Sơn Nippon, sơn đâu cũng đẹp" với hình ảnh những em bé ngộ nghĩnh cùng vệt sơn nhiều màu trên mông, mang lại cảm giác mới mẻ và hài hước. Từ đó, sơn Nippon đã ghi dấu vào tâm trí của người Việt là một nhãn hàng sơn thân thiện mà lại an toàn cho trẻ nhỏ và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Bột giặt Omo: “Ngại gì vết bẩn”
Slogan này của Omo đã quá quen thuộc với tuổi thơ người Việt. Từ cuối năm 2005, Omo đã có một bước chuyển mình mới với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. Omo thực sự định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị này. Với mục tiêu để trẻ em thỏa sức chơi đùa không ngại vết bẩn nên câu khẩu hiệu này đã ra đời.
Sacombank: “Đồng hành cùng phát triển”
Từ bao lâu nay, ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh. Ngân hàng chỉ thành công khi khách hàng của mình thành công. Hiểu rõ điều đó, Sacombank đã cho ra đời khẩu hiệu này, cũng với những ưu đãi về giá, phí dành cho khách hàng doanh nghiệp, giúp khách hàng tận dụng mọi cơ hội kinh doanh.
Vinamilk: “Vươn cao Việt Nam”
Đây là một thông điệp không mới, đã được Vinamilk triển khai từ năm 2008, gắn liền với các hoạt động của Vinamilk nhằm nâng cao thể chất trẻ em Việt. Tuy nhiên, “Vươn cao Việt Nam” còn mang thêm tầng nghĩa sâu hơn, thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc quốc gia, sự phát triển của Vinamilk đi liền với sự phát triển của đất nước.
Qua thông điệp này, Vinamilk thực sự mong muốn mang lại là những bài học về đạo đức và tinh thần sẵn sàng vươn xa, theo đuổi ước mơ của mỗi cá nhân và không quên đóng góp sức trẻ cho xã hội.
Với những start-up vừa bắt đầu mở công ty, doanh nghiệp hoặc những công ty lâu năm chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới thì cần phải biết đến slogan là gì và thiết kế sao cho độc đáo, để tạo dấu ấn riêng thu hút khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp.
Để đạt được mục đích đó, các câu khẩu hiệu thường được áp dụng theo phong cách ấn tượng, dễ nhớ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đến với những kiến thức xung quanh một slogan hay trong kinh doanh nhé.
Hiểu một cách đơn giản, slogan là một câu khẩu hiệu ngắn gọn, ít chữ, súc tích giữ vai trò quảng bá sản phẩm và marketing cho thương hiệu của một chủ sở hữu nào đó. Nó thể hiện qua nhiều hình thức: điệp âm, nghĩa mở rộng hoặc chơi chữ.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, việc các doanh nghiệp, công ty tạo ra được dấu ấn riêng của mình là một việc quan trọng. Vì vậy, slogan chính là công cụ và cách thức để doanh nghiệp thực hiện chiến dịch thương mại hóa sản phẩm cũng như khi dấu thương hiệu của mình.
Âm điệu trong slogan mạnh mẽ hay mềm mại tùy thuộc vào dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Dù chỉ là một câu nói được thể hiện dưới dạng chữ viết nhưng để có được sản phẩm độc đáo, ấn tượng, mang đầy đủ ý nghĩa cả về nội dung và hình thức thì các nhà designer cần có sự sáng tạo và phong cách riêng của mình.
Một bố cục slogan hoàn chỉnh là nội dung phải phù hợp với công ty, thị trường và thị hiếu khách hàng, đánh trực tiếp tới tâm lý khách hàng; và hình thức biểu hiện phải sinh động, cuốn hút người xem.
Tạo được một slogan đầy đủ theo bố cục đã khó, trở nên hay và ấn tượng lại càng khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi designer hay các chủ sở hữu phải cân nhắc, tuân theo những yêu cầu nhất định nào đó.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những gợi ý để giúp đơn giản hóa việc thiết kế một câu slogan hay và đẹp mắt.
Slogan hay phải liên quan đến thương hiệu
Một câu slogan được viết ra nhưng không liên quan đến thương hiệu hay mục đích thương mại mà doanh nghiệp gửi gắm thì chắc chắn không thành công!
Slogan hay gắn liền với sản phẩm, thông điệp của thương hiệu; để qua đó khách hàng ghi nhớ và nắm bắt được sản phẩm công ty là gì, marketing ra sao, vị trí của doanh nghiệp như thế nào? Bạn phải thật chuyên nghiệp trong thiết kế và nhớ đừng quá phô trương hay đánh bóng, làm màu; càng không gây được thiện cảm với người xem.
Slogan tốt hay xấu là do khách hàng quyết định
Thật không sai khi nói rằng khách hàng là nhân tố quyết định nên sự thành công hay thất bại của việc thiết kế một câu slogan! Chính bởi vậy tốt hay xấu, hay hay dở đều được quyết định và nhận diện bởi khách hàng.
Thiết kế một câu slogan hay và ý nghĩa cũng chính là việc bạn đang tôn trọng khách hàng của mình. Bạn nên cân nhắc hỏi và xin ý kiến từ những nguồn thông tin xung quanh của bạn bè, người thân, khách hàng hay thậm chí là đối tác của mình. Mục đích để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những ý kiến trái chiều; qua đó thành công hơn trong chiến dịch marketing của mình.
Ngắn gọn và súc tích là mục tiêu hàng đầu
Để tránh việc khách hàng hiểu nhầm hoặc hiểu không đủ và không đúng ý nghĩa mà doanh nghiệp gửi gắm thông qua slogan, từ ngữ được chọn trong phải thật “đắt giá” và chính xác. “Ít chữ nhiều ý”, ngắn gọn, súc tích; người đọc sẽ dễ nắm bắt, ghi nhớ nội dung thể hiện.
Số lượng chữ tối ưu cho một câu slogan hoàn hảo thường từ 3 đến 5 từ, theo như nghiên cứu. Bạn cần lưu ý rằng ngắn gọn không có nghĩa là cho phép câu từ có thể đơn giản quá mức, không cung cấp đủ nội dung ý nghĩa cũng như hình thức sơ sài.
Phải đảm bảo tính trung thực trong Slogan của bạn
Đừng quá đề cao và coi trọng vị trí của mình mà quên đi chất lượng sản phẩm cũng như thị hiếu khách hàng trong việc sáng tạo slogan. Mỗi thiết kế phải thật chính xác, trung thực và phù hợp với nhu cầu chung của nhiều người.
Đặc biệt, không nên dùng những từ “best”, “nhất” hay “số 1” để chỉ cho rằng mình độc quyền trong thị trường này. Điều đó càng làm cho người tiêu dùng mất lòng tim vào sự phô trương của bạn.
Thay vào đó, slogan hãy “nói ít” mà khách hàng “hiểu nhiều”, chất lượng sản phẩm tối ưu đó là điều mà khách hàng cần nhất. Chắc bạn vẫn còn nhớ sự việc nhãn hiệu Bia Carlsberg đã bị lên án và chỉ trích bởi câu “Probably the best lager in the world” chứ?
Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian
Nếu muốn doanh nghiệp của bạn phát triển trường tồn trên thị trường không chỉ trong nước mà vươn ra toàn thế giới, việc thiết kế slogan đẹp, độc, gắn liền với thời gian là một tất yếu quan trọng.
Với xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp lớn thường “nhìn xa trông rộng” với tầm nhìn hướng tới tương lai là điều không thể thiếu.
Một mặt để có được lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm, mặt khác là đánh dấu sự sáng tạo và đổi mới trong cách thức làm việc của doanh nghiệp mình.
Slogan có vai trò lớn trong việc tạo dựng thương hiệu trong chiến dịch marketing, do đó hãy chọn lọc từ thật “đắt”, vừa mang nghĩa cổ điển vừa có tính hiện đại, sức sống xuyên không gian và thời gian, từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai.
Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”
Hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với câu slogan này của nhà mạng Viễn thông Quân đội, không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những điều riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự khuyến khích các ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình.