Quảng trường Quy Nhơn là một trong những “chốn dừng chân” lý tưởng của người dân thành phố biển về đêm. Hãy cùng HaLo tìm hiểu xem Quảng trường này có gì hấp dẫn nhé.
Một số lưu ý khi đến tham quan tượng đài
+ Ăn mặc lịch sự, mang nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam để chụp ảnh.
+ Không được sờ hay chạm vào xung quanh khu vực tượng đài.
+ Không vẽ, khắc trên bức phù điêu sau tượng đài.
Tham khảo một số tour tham quan tại Quy Nhơn nhé:
QUY NHƠN – ĐẤT VÕ – TRỜI VĂN – BIỂN NHỚ
Quảng trường Nguyễn Tất Thành Quy Nhơn là một địa điểm đến mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với người dân Quy Nhơn Bình Định mà còn mọi du khách có dịp đến với vùng đất võ này.
Địa chỉ: Đường An Dương Vương, Phường Trần Phú, Thành phố Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Quy Nhơn, Quảng trường Nguyễn Tất Thành hay Quảng trường Quy Nhơn có diện tích rộng 6,5ha. mang giá trị văn hóa lịch sử quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch Bình Định.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành là nơi đầu tiên trên cả nước đặt tượng đài Bác Hồ khi còn trẻ, cùng cha của Người – cụ Nguyễn Sinh Sắc, được khánh thành vào ngày 19.5 đúng dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2017). Quảng trường mang tên Bác không chỉ giúp du khách cảm nhận vẻ đẹp vùng đất Quy Nhơn – Bình Định mà còn thể hiện lòng biết ơn của Ðảng bộ, quân và dân Bình Ðịnh – Quy Nhơn đối với công lao của Bác và cha mẹ Người.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành Quy Nhơn còn mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, quảng bá tiềm năng du lịch của Quy Nhơn đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành gợi nhắc về cuộc chia ly giữa vị cha già dân tộc và thân sinh của mình. Lúc bấy giờ, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được bổ nhiệm làm Tri huyện Bình Khê (nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định) và Nguyễn Tất Thành đã theo cha đến đây sinh sống trong những ngày sum họp đẹp đẽ cuối cùng.
Tháng 3 năm 1910, Bác Hồ đến dịch xá, nơi các quan chức lưu trú để chia tay cha và anh trai trước khi họ về Huế nhận nhiệm vụ mới. Cũng vào thời điểm này, Bác Hồ chuyển vào Phan Thiết và dạy học tại trường Dục Thanh, rồi sau đó vào Sài Gòn và lên tàu tại bến Nhà Rồng năm 1911, bắt đầu hành trình vạn dặm tìm đường cứu nước.
Sau 40 năm tìm đường cứu nước và trở về quê hương vào năm 1940 (sau 30 năm xa cách), Bác Hồ đã không còn cơ hội gặp lại người cha muôn vàn kính yêu của mình, người đã qua đời trước đó và không được chứng kiến thành quả mà con trai mình mang lại cho đất nước.
Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành được xây dựng để ghi lại dấu ấn của một chàng thanh niên với khát vọng mang lại bình yên và hạnh phúc cho dân tộc, cùng khát khao tìm ra chân lý và con đường cứu nước. Tượng đài không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn nhắc nhở thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống cha ông, xây dựng quê hương, chăm lo đời sống và bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ.
MIA.vn gợi ý bạn một số phương tiện tham khảo khi di chuyển đến Quảng trường Quy Nhơn:
- Xe máy: Khi du lịch tự túc đến Quy Nhơn, bạn có thể thuê xe máy để tự mình khám phá thành phố và đến Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Từ trung tâm thành phố, chỉ cần đi thẳng theo đường Nguyễn Tất Thành và An Dương Vương là đến nơi. Giá thuê xe má tham khảo dao động từ 120.000 - 150.000VND/ ngày.
- Taxi: Taxi tại Quy Nhơn khá phổ biến và đa dạng, bạn có thể dễ dàng bắt xe trên đường. Chi phí tham khảo để di chuyển từ trung tâm thành phố đến Quảng trường chỉ khoảng 50.000 VND.
- Xe buýt: Để tiết kiệm chi phí và kết hợp tham quan các điểm du lịch khác, bạn có thể chọn xe buýt. Các tuyến xe buýt T2, T4, T5 và T6 đều đi qua Quảng trường Quy Nhơn, giá vé tham khảo chỉ khoảng 8.000 VND/ chuyến.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành Quy Nhơn không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lớn của thành phố, mà còn là điểm vui chơi giải trí của người dân sau những giờ làm việc căng thẳng. Tại đây, bạn có thể thấy các bạn trẻ vui chơi, ca hát, những người lớn tuổi tập thể dục hay trẻ em nô đùa trên bãi cỏ. Bên cạnh đó, quảng trường còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa lớn như bắn pháo hoa mừng năm mới, festival võ cổ truyền Bình Định cũng như các sự kiện thể thao quy mô lớn.
Đến tham quan Quảng trường Quy Nhơn bạn không thể bỏ qua check-in, chiêm ngưỡng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành cao 15,5m, được chế tác từ đồng, thể hiện hình ảnh hai cha con đứng cạnh nhau, hướng ánh nhìn ra Biển Đông. Người cha đứng phía Bắc với vẻ ngoài của một nho sĩ đang khuyên dạy con trai. Nguyễn Tất Thành đứng phía Nam, trong trang phục giản dị, lắng nghe lời cha dặn.
Phía sau tượng đài là bức phù điêu bằng đá xanh hình vòng cung, khắc họa hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời tái hiện hành trình của Bác Hồ trong việc tìm đường cứu nước.
Sau khi tham quan xong quảng trường, bạn có thể xuống bãi biển phía đường Xuân Diệu nằm ngay phía trước quảng trường để tận hưởng không khí chiều hè rộn rã của người dân và du khách nơi đây.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành Quy Nhơn luôn là một điểm nhấn đặc biệt của thành phố biển này. Nếu có dịp ghé qua nơi đây bạn đừng quên tham quan, check-in quảng trường nhé!
Thân gửi các bạn sinh viên và thầy cô, Khoa Kinh tế và Kế toán hân hạnh thông báo chương trình tuyển dụng thực tập sinh năm 2024-2025 của Công ty TNHH Kiểm toán - Thẩm định giá và Tư vấn ECOVIS AFA VIỆT NAM. Đây là cơ hội quý báu để các bạn sinh viên năm cuối ngành Kiểm toán, Kế toán và Tài chính được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiếp thu kỹ năng thực hành, học hỏi từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm, và phát triển những kỹ năng mềm cần thiết. Chương trình thực tập không chỉ mang đến cơ hội học hỏi và trải nghiệm thực tế mà còn mở ra khả năng được tuyển dụng chính thức tại ECOVIS AFA VIỆT NAM sau khi tốt nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, số lượng tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng và các quyền lợi khi tham gia, vui lòng xem file đính kèm. Trân trọng, Khoa Kinh tế và Kế toán.
Đặc biệt, Bình Định cũng là nơi duy nhất chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầy nghĩa của Nguyễn Tất Thành với cha. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, để lên đường thực hiện hoài bão cao cả cứu dân, cứu nước với dặn dò “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ tìm cha”. Đây là câu nói mà lúc sinh thời, cụ Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) kể lại rằng phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dạy. Khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê vào cuối năm 1909.
Để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bậc sinh thành. Đồng thời giáo dục thế hệ tương lai đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần dân tộc, niềm tự hào. Tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành năm 2015, hoàn thành năm 2017.
Ý nghĩa lịch sử hình thành tượng đài
Tháng 5/1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thừa lệnh Triều đình Huế. Cử vào coi thi ở Bình Định. Nguyễn Tất Thành và anh trai là Nguyễn Tất Đạt cùng đi theo cha. Đến đầu tháng 7/1909, cụ Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) được chính thức bổ nhiệm,chức Tri huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Khi đến Bình Khê, Nguyễn Tất Đạt ở lại với cha. Còn Nguyễn Tất Thành được gửi học thêm tiếng Pháp. Tại nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (là cha bác sỹ Phạm Ngọc Thạch) ở TP. Quy Nhơn.
Tháng 3/1910, cụ Nguyễn Sinh Sắc được triệu hồi về kinh đô Huế. Chia tay cha, Nguyễn Tất Thành ở lại Bình Định một thời gian để tiếp tục việc học tập. Tuy thời gian Người lưu lại Bình Định không lâu. Nhưng đây là mảnh đất vinh dự, lưu giữ những dấu tích về các sự kiện. Liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ. Thời còn trẻ, hun đúc chí khí, tinh thần yêu nước thương dân. Hình thành nhân cách người thanh niên Nguyễn Tất Thành, để sau này Việt Nam và thế giới có một Anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh.