Wir verwenden Cookies und Daten, um

Phim ngắn "Cánh diều bay lưng trời"

Phim ngắn 'Cánh diều bay lưng trời' kể về hành trình đương đầu với một gã mặt sẹo của đám trẻ con để nhặt lại con diều trong khu đất cấm. Cuộc rượt đuổi không có ai thắng, ai thua, chỉ có tiếng bom nổ trong lúc đám trẻ đang đi tìm con diều.

Phim ngắn "Cánh diều bay lưng trời" | Đạo diễn: Ninh Le

Hai đứa trẻ thả diều gần khu đất cấm

Không may con diều rơi trong khu đất cấm

Đám trẻ bàn nhau cách lấy lại con diều

Sau khi "bẫy" được gã mặt sẹo, hai đứa trẻ chạy về phía khu đất tìm con diều

Gã mặt sẹo liên tục gào thét bảo đám trẻ dừng lại

Nỗi thất thần của gã mặt sẹo khi bom nổ

Giới thiệu cuộc thi làm phim ngắn VIETNAMESE | Báo Thanh Niên - SanDisk Vietnam

Giải Cánh diều cho phim ngắn là một hạng mục trao giải của Giải Cánh diều, hạng mục này ban đầu là sự kiện riêng biệt tổ chức thường niên vào dịp cuối năm với tên gọi Cuộc thi phim ngắn toàn quốc, do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức. Nhằm ủng hộ các sáng tạo và thể nghiệm của các tác giả trẻ.[1][2] Giải thưởng của cuộc thi được trao cho các bộ phim tham gia, không có giải cho các cá nhân nên mỗi đạo diễn có thể dự thi với nhiều tác phẩm.

Từ năm 2006, cuộc thi đổi tên thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn, đồng nhất với hệ thống giải Cánh diều với phân hạng giải thưởng cùng tên gọi Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc, giải khuyến khích và Bằng khen.[3]

Từ Giải Cánh diều 2010, Giải Cánh diều dành cho phim ngắn được gộp và trở thành một hạng mục chính thức của Giải Cánh diều.

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2002 - 2003 được tổ chức vào tháng 8 năm 2003 do Hội Điện ảnh Việt Nam và Cục Điện ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức. Cuộc thi có 72 tác phẩm dự giải,[1] sau đó chọn ra 12 tác phẩm xuất sắc nhất;[4] với giải nhất trị giá 20 triệu đồng, mỗi giải nhì 10 triệu đồng, mỗi giải ba 5 triệu đồng và mỗi giải khuyến khích 3 triệu đồng.[1] Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 2 tháng 9 năm 2003 tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Ban Giám khảo, có 2/3 lượng tác phẩm than gia lần này chưa đúng tiêu chí xúc tích mà phim ngắn đòi hỏi.[5] Những tác phẩm giành giải có sự sáng tạo, giải quyết và thể hiện ý tưởng một cách sinh động, sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo.[4]

Sau khi cuộc thi kết thúc các tác phẩm đạt giải được phát song trong chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy trên VTV3, một số phim tham gia cũng được chọn lọc và phát hành trong DVD của Hội.[5]

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2004 diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 12 năm 2004, tại Thành phố Hồ Chí Minh.[6] Cuộc thi lần này có 39 tác phẩm của 39 tác giả.[7]

Chất lượng các tác phẩm tham gia cuộc thi lần bị đánh giá là không đồng đều, đề tài được chọn vượt ngoài khả năng của các đạo diễn, tác phẩm không được làm đến nơi đến chốn. Riêng các phim hoạt hình lại là điểm sáng của cuộc thi.[6] Cùng với chất lượng các tác phẩm thì giải thưởng lần này hầu như chỉ mang tính cổ vũ, khuyến khích các tác giả.[8]

Hội đồng giám khảo gồm: nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (phó trưởng Ban giám khảo), đạo diễn Lê Hoàng, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn...[6]

Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2005 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 1 năm 2006[12] tại Nhà văn hóa điện ảnh, Thành phố Hồ Chí Minh.[13] Cuộc thi lần này 51 phim tham dự, đến từ các cá nhân, các trường sân khấu điện ảnh và các hãng phim, đài truyền hình.[13]

Trưởng ban giám khảo là đạo diễn Trần Thế Dân, các phim tham dự gồm 44 phim truyện, 5 phim tài liệu và 2 phi hoạt hình; 10 bộ phim xuất sắc nhất của cuộc thi được trình chiếu miễn phí cho khán giả trong 1 ngày trước lễ trao giải.[14] Lễ trao giải có sự tham gia của ca sĩ Quang Dũng, Thanh Thúy, nhóm AC&M, nghệ sĩ Mai Đình Tới và vũ đoàn Những ngôi sao nhỏ.[15]

Từ năm này Cuộc thi phim ngắn toàn quốc được đổi tên thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn, phân cấp giải cũng đổi từ Giải nhất thành Cánh diều Vàng và Giải nhì thành Cánh diều Bạc.

Giải năm 2006 thu hút 53 phim tham dự, trong đó có 42 phim truyện, 10 phim tài liệu và 01 phim hoạt hình.[17] Các tác phẩm này đến từ Đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội, Cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển tài năng TPD, Đài truyền hình Hà Nội, Hãng phim K5, Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng phim truyền thông, Công ty tư vấn T.A.C và các cá nhân.[3][17] Từ các phim tham dự sẽ chọn ra 12 phim xuất sắc nhất để trình chiếu miễn phí, lễ trao giải và bế mạc diễn ra tối 15 tháng 12 năm 2006 tại Nhà văn hóa Điện ảnh Tân Sơn Nhất, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi lễ có sự góp mặt của ca sĩ Ngô Thanh Vân, Đức Tuấn, nhóm Năm Dòng Kẻ, nhóm múa Những Ngôi Sao Nhỏ.[3]

Cơ cấu giải thưởng dự kiến gồm: 1 Cánh diều Vàng, 1 Cánh diều Bạc và 2 giải Khuyến khích; các thể loại sẽ được chấm điểm chung. Các tác phẩm dự giải lần này có chất lượng không tốt khiến cuộc thi bị đánh giá

là "So bó đũa chọn cột cờ" tương tự cuộc thi năm 2004.[18] Trưởng ban giám khảo là nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.[19]

Quỳnh là tác phẩm nổi bật nhất cuộc thi nhưng không được giải thưởng vì bộ phim vượt quá thời lượng quy định.[21]

Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2007[22] được tổ chức từ ngày 17 đến 22 tháng 12 năm 2007, với khoảng 63 bộ phim ngắn của các sinh viên điện ảnh và các nhà làm phim trẻ tham gia.[23] Trong đó có 51 phim truyện, 10 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình.[24][25]

Lễ trao giải diễn ra tối 22 tháng 12 tại Nhà văn hóa điện ảnh Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[23] Ban giám khảo cuộc thi gồm trưởng ban là đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cùng các thành viên: nhà quay phim Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Đào Bá Sơn, đạo diễn Ngô Quang Hải, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà lý luận phê bình điện ảnh Thanh Tùng.[26]

Giải Cánh diều cho phim ngắn 2008 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 12 năm 2008, có 55 phim dự thi, trong đó có 41 phim truyện ngắn, 10 phim tài liệu và 1 phim hoạt hình.[27][28] Lễ trao giải diễn ra tại rạp Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[29]

Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội có 6 phim dự thi, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh có 21 phim dự thi (18 phim truyện và 3 phim tài liệu); công ty TNHH truyền thông giải trí Việt Hà với cặp tác giả Não Thu Hoài và Lê Hồ Lan dự thi với 6 phim truyện. Saigon Media có 2 phim tài liệu; Hãng phim Giải Phóng và Công ty Fanatic Film có chung 1 phim dự thi cũng là phim hoạt hình duy nhất được gửi tới.[27]

Cũng như những lần tổ chức trước, giải lần này vẫn chọn ra 12 phim hay nhất để chiếu miễn phí trong ngày cuối cùng của giải. Tuy nhiên giải lần này thiếu tính chuyên môn khi toàn bộ Ban giám khảo đều là thuộc lĩnh vực phim truyện.[28] Ban giám khảo bao gồm: đạo diễn Phạm Nhuệ Giang (trưởng ban), đạo diễn Quốc Hưng, đạo diễn Võ Tấn Bình, nhà biên kịch Đoàn Tuấn, nhà quay phim Nguyễn Viện.[30]

Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2009 với lễ trao giải được tổ chức ngày 13 tháng 11 năm 2009 tại rạp Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[31]

Giải lần này có có 90 phim dự thi cho cả ba thể loại bao gồm: 62 phim truyện ngắn, 22 phim tài liệu và 6 phim hoạt hình.[2][31] 9 bộ phim hoạt hình, trong đó có tới 5 phim hoạt hình được sản xuất theo công nghệ 3D.[32]

Có 26 tác giả gửi phim với tư cách cá nhân, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội có số tác phẩm dự thi nhiều nhất là 22 phim, tiếp theo đó là Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với 17 tác phẩm và một số công ty, đài truyền hình khác.[31] Vì không có hội đồng sơ khảo nên Ban giám khảo đã phải xem toàn bộ 90 tác phẩm được gửi đến.; 12 phim xuất sắc nhất được trình chiếu miễn phí vài ngày cuối cùng của cuộc thi; trưởng ban Giám khảo là nhà biên kịch Nguyễn Hồ cùng các tác giả trẻ như đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, đạo diễn Lê Bảo Trung, nhà thơ - đạo diễn Phan Huyền Thư.[2][31] 12 phim chung cuộc gồm: 8 phim truyện, 2 tài liệu và 2 hoạt hình.[2]

- Hình và bóng của Trần Quang Minh

- Một ngày - mọi ngày của Nguyễn Thị Ngọc Châu

- Câu chuyện mùa đông của Bùi Quốc Thắng

Giải Cánh diều cho phim ngắn chính thức trở thành hạng mục của Giải Cánh diều.[34]

Trưởng ban giám khảo: Nguyễn Hữu Phần

Trưởng Ban giám khảo: Phan Bích Hà[52]

Trưởng ban giám khảo: Nguyễn Thanh Vân