Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Đặc trưng văn hóa trong thiết kế nhà hàng Nhật Bản

Nhà hàng Nhật Bản thường mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đất nước này. Điển hình là việc sử dụng gỗ trong lối thiết kế tối giản, bố trí nội thất gọn gàng, ngăn nắp trong toàn bộ không gian. Nhưng mỗi sự xuất hiện của bất cứ món đồ nội thất nào cũng đáp ứng tối đa công năng của nó. Đây cũng là lối sống mà người Nhật mong muốn duy trì ở mọi nơi. Theo quan niệm của người Nhật Bản, việc sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ mang lại cho họ nhiều thuận lợi, may mắn. Vì thế, nội thất gỗ được sử dụng triệt để trong thiết kế nhà hàng của họ. Ngoài ra, sự kết hợp tinh tế như những đường thẳng, ngang và những nét xổ dọc đơn giản mà tinh tế, màu sắc và chất liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải văn hóa ở nhà hàng Nhật Bản.

Thiết kế nhà hàng Nhật Bản theo từng không gian:

1. Khu vực bếp mở: Với thiết kế mở, nhà hàng Nhật Bản giúp khách hàng có thể quan sát trực tiếp quá trình chế biến món ăn, giúp nhà hàng tương tác với khách hàng tốt hơn. Các đầu bếp có thể vừa chế biến món ăn vừa biểu diễn kỹ thuật cầm dao, nấu nướng của mình để thu hút khách hàng. Từ đó tạo ra những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ, thú vị hơn cho thực khách.

2. Khu vực phục vụ khách tại bàn: Nơi đây thường sử dụng bàn ghế bằng gỗ tự nhiên, đồng bộ với không gian tổng thể của nhà hàng. Bố trí các khoảng cách ghế vừa đủ, không lưa thưa cũng không quá sát, nhờ điểm đó mà khách hàng cảm giác ấm cúng thư giãn và gần gũi hơn khi thưởng thức ẩm thực cùng gia đình, bạn bè, đối tác.

Bên cạnh đó ánh sáng tự nhiên, hệ thống thông gió làm mát vô cùng hiệu quả, luồng không khí bên trong thay đổi liên tục tạo không gian thoải mái tối ưu. Cây xanh là điểm nhấn chủ đạo trong trang trí của nhà hàng Nhật Bản này. Những tiểu cảnh đẹp, hội tụ đầy đủ 5 nguyên tố trong Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Chúng không chỉ gia tăng thẩm mỹ, tô đậm hơn dấu ấn của phong cách Nhật Bản mà chúng còn giúp tăng sinh khí, năng lượng, đem đến sự may mắn, thịnh vượng cho nhà hàng. Tinh tế trong việc chọn đồ dùng, trang trí nhà hàng Nhật Bản. Trên tường là nơi các cô gái Geisha xinh đẹp đang thổi sáo, gảy đàn vừa mang hơi thở Nhật Bản vừa giúp những bức tường trở nên sống động, đẹp mắt.

Đơn vị thiết kế- thi công nhà hàng Nhật Bản chuẩn phong cách.

Thiết kế nhà hàng Nhật Bản là một nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa văn hóa, phong cách và xu hướng hiện đại. Chú ý đến từng chi tiết nhỏ sẽ giúp tạo nên không gian ẩm thực hấp dẫn, góp phần đưa món ăn đặc sản của Nhật Bản đến với nhiều người hơn. SITA đơn vị thiết kế và thi công uy tín- chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm thiết kế nhà hàng theo phong cách nhiều quốc gia, chúng tôi tin sẽ chiều lòng được những vị khách khó tính nhất.

THAM KHẢO THIẾT KẾ CỦA SITA DECOR

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SITACONS

Địa chỉ: 232 Đường 18, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 10/2022 đạt 162,5 triệu USD, tăng 34,9% so với tháng 10/2021.

Tính chung 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng dăm gỗ, viên nén gỗ, gỗ, ván và ván sàn, cửa gỗ đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản rất cao, góp phần đẩy mạnh trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này. Trong đó, dăm gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 495,2 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, viên nén gỗ có trị giá xuất khẩu lớn thứ 3 đạt 266 triệu USD, tăng 98,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng, bởi chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh khối, do vậy nhu cầu sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ có xu hướng tăng mạnh.

Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2022.

Mặc dù trị giá xuất khẩu không tăng trưởng mạnh như các mặt hàng khác, tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam, thì đây là kết quả đáng khích lệ, trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại.

“Tốc độ tăng trưởng khá của mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tới Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng nước này đang quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam”, Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

Theo khuyến cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, khi xuất khẩu hàng hóa tới Nhật Bản, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng, giá cả mà cần tích cực củng cố, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần hàng hóa nói chung và mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nói riêng của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Món ăn tinh tế, đồ ăn rất tươi, thích thái độ phục vụ của nhân viên, khá hiểu khách hàng cần gì, tuyệt vời khi đến với Minori