Môn chuyên ngành tiếng Anh được nhắc đến với nhiều cách hiểu, bởi tiếng Anh đến nay đã là tiếng thông dụng, được triển khai giảng dạy ở nhiều bộ môn, ngành học? Vậy cụ thể, môn chuyên ngành Tiếng Anh là gì? – Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Môn tiếng Anh chuyên ngành với các ngành đặc thù
Hiện nay, đã có khá nhiều ngành học tại nhiều trường triển khai đào tạo bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành. Đó là các ngành như Báo chí, Du lịch, Công nghệ thông tin, Thông tin thư viện,… Tiếng Anh chuyên ngành là bộ môn Tiếng Anh với hệ thống từ vựng là các từ ngữ đặc trưng của mỗi ngành học.
Khác với sinh viên chỉ cần đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo quy định chung, sinh viên các ngành có giảng dạy bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành cần học và thi qua chuẩn tiếng Anh (B1 hoặc B2) trước khi học bộ môn này. Hay nói các khác, các học phần tiếng Anh cơ bản là môn tiên quyết để được học Tiếng Anh chuyên ngành.
Các môn học được đào tạo bằng tiếng Anh
Với một số ngành nhóm Du lịch – Dịch vụ hiện được triển khai đào tạo với chương trình 50 hoặc 100% tiếng Anh.
Việc đầu tư xây dựng chương trình này nhằm giúp sinh viên trau dồi vốn từ, khả năng giao tiếp, vừa là cơ sở để các bạn tích cực tự tìm kiếm tài tham khảo tại các trang chuyên ngành với ngôn ngữ tiếng Anh.
Việc triển khi giảng dạy bằng Tiếng Anh này khá tốn kém về chi phí cũng như sự chuẩn bị về tài liệu, cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân sự.
Các môn chuyên ngành của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Anh là ngành học chuyên về ngôn ngữ. Ngành học cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về văn hóa – lịch sử – địa lý – du lịch,… của Anh Quốc và một số nước phát triển sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông.
Đặc biệt sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được học hệ thống từ vựng, ngữ pháp Tiếng Anh thông qua 04 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết, đảm bảo chuẩn đầu ra các cử nhân có khả năng dịch thuật và giao tiếp trong công việc.
Đơn vị phụ trách giảng dạy môn chuyên ngành Tiếng Anh
Các môn chuyên ngành tiếng Anh, dù là chương trình học dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, hay môn Tiếng Anh chuyên ngành của các ngành học khác thì hầu hết đều do Khoa Tiếng Anh hoặc Tổ bộ môn Tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng phụ trách.
Tại các trường đại học lớn chuyên về ngoại ngữ như Đại học Hà Nội hay Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiếng Anh được thành lập thành một khoa riêng biệt với tên gọi Khoa Tiếng Anh hay Khoa Văn hóa và Ngôn ngữ Anh. Còn tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo các ngành ngoài Ngoại ngữ thì Ngoại ngữ thường là một khoa, còn Tiếng Anh là tên một tổ bộ môn trực thuộc.
Với riêng các bộ môn chuyên ngành giảng dạy 50 hay 100% chương trình bằng Tiếng Anh thì giảng viên phụ trách thường là giảng viên của khoa chuyên môn (Du lịch, Công nghệ thông tin,…) do Khoa và Nhà trường trực tiếp tuyển chọn. Đây hầu hết là các thầy cô có song bằng cấp: Bằng chuyên môn và bằng ngoại ngữ Tiếng Anh.
Môn chuyên ngành tiếng Anh là gì và được triển khai đào tạo như thế nào? – Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn có được câu trả lời sơ bộ. Chúc các bạn sinh viên tương lai trúng tuyển vào ngôi trường phù hợp nhất, học tập chất lượng và thành công với lựa chọn của mình!
Chúng ta cùng học một số cụm từ trong tiếng Anh về các kỹ năng (skill) nha!
- soft skill, hard skill (kỹ năng mềm, kỹ năng cứng)
- specialized skill (kỹ năng chuyên môn)
- computer skill (kỹ năng tin học)
Cùng DOL phân biệt qualification và skill nhé!
- Qualification (sự đủ tư cách, trình độ): Đề cập đến trình độ học vấn, bằng cấp, hoặc tư cách chính thức mà người đó có được sau khi hoàn thành các khóa học hoặc đạt đủ yêu cầu. Ví dụ: Maria's qualification is that she has a bachelor's degree in Business Administration. (Maria đủ trình độ nhờ bằng cử nhân Quản trị kinh doanh của cô ấy.)
- Skill (kỹ năng): Là khả năng hoặc năng lực của một người để thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể một cách thành thạo và hiệu quả. Ví dụ: His computer programming skills are exceptional. (Kỹ năng lập trình máy tính của anh ấy rất xuất sắc.)
Lưu ý: Tuy cả qualification và skill đều có thể liên quan đến trình độ và năng lực của một người, nhưng qualification thường đề cập đến những chứng chỉ, bằng cấp học vấn chính thức, trong khi skill tập trung vào các khả năng thực tế mà một người có thể thực hiện.