thử bikini để đảm bảo độ vừa vặn và thoải mái
Huyệt thái dương là gì? Huyệt thái dương nằm ở đâu?
Trên cơ thể con người có rất nhiều loại huyệt khác nhau và chúng phân bố khắp toàn bộ cơ thể. Trong đó có một huyệt đạo mà có lẽ không ai không biết đến đó là huyệt thái dương. Đây là huyệt nằm trên vùng đầu của cơ thể.
Thái dương huyệt là huyệt vị có nguồn gốc từ Thánh Tế Tổng Lục và mang đặc tính là kỳ huyệt. Đây là huyệt vị liên quan chủ yếu đến phần dương của cơ thể, là nơi mà động mạch thái dương đi qua. Chính vì vậy, nó là huyệt quan trọng của cơ thể và thuộc một trong 36 tử huyệt của cơ thể.
Để xác định vị trí của huyệt thái dương không quá khó. Nhìn về phía đuôi lông mày, thấy có rất nhiều đường gân và mạch máu nhỏ nhỏ nổi lên. Trong đó có một mạch xanh ngay sau đuôi lông mày, trên đó có chứa huyệt thái dương. Thái dương huyệt nằm cạnh chỗ lõm nhất xát ngay ngoài mỏm ổ mắt xương gò má. Vị trí này được coi là điểm nối của đuôi lông mày và đuôi mắt.
Để biết là việc xác định vị trí huyệt thái dương đã đúng hay chưa thì chúng ta sẽ ấn và xoay nhẹ lên vị trí đã xác định. Nếu thấy hơi đau tức có nghĩa là đã xác định đúng.
Lưu ý khi bấm huyệt thái dương
Bấm huyệt thái dương là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện 1,2 thì sẽ không đem lại hiệu quả lâu dài. Do đó, cần thực hiện đúng hướng dẫn, kiên trì để đem lại hiệu quả mong muốn.
Thái dương huyệt là một trong những tử huyệt trên cơ thể do nằm ở vị trí của động mạch thái dương. Do đó, nếu bị tác động mạnh sẽ gây nguy hại cho dương khí, nguy hiểm hơn là có thể tử vong. Vì vậy cần phải cẩn thận khi thao tác trên huyệt này như khi bấm huyệt, châm cứu.
Khi bấm huyệt thái dương, cần để cơ thể ở trạng thái thoải mái, thả lỏng cơ thể. Tránh tình trạng căng thẳng, co cơ. Như vậy sẽ gây khó khăn khi tiến hành và làm giảm hiệu quả của bấm huyệt.
Huyệt thái dương nằm cách đuôi mắt khoảng 2-3cm. Khi thái dương huyệt bị tổn thương sẽ dẫn đến hậu quả là mắt sẽ bị khô và điều này không thể chữa được. Ngoài ra, huyệt đạo này nằm trong 36 tử huyệt, có liên quan lớn đến phần dương trong cơ thể và là nơi có động mạch thái dương đi qua. Khi bị tổn thương sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Huyệt thái dương cần được tác động theo đúng hướng dẫn
Đau đầu, đau thái dương là tình trạng phổ biến và gặp ở hầu hết người dân. Đau thái dương có thể do tác động của các yếu tố bên ngoài như áp lực công việc, stress, do thời tiết... Ngoài ra, có thể là do ảnh hưởng của một căn bệnh nào đó trong cơ thể như cảm, sốt...Khi bị đau thái dương huyệt cần chú ý các điểm sau:
Nếu đau huyệt thái dương trái cho thấy các tổn thương bên trong liên quan đến hộp sọ. Điều này rất nguy hiểm, do đó, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Một trường hợp khác là đau nửa đầu thái dương trái hay còn gọi là đau đầu vận mạch. Nếu thấy đau ở 2 vị trí này có thể là có những rối loạn liên quan đến cơ nhai hoặc hàm.
Đau thái dương huyệt phải thường xảy ra dữ dội và thường liên quan đến hệ tuần hoàn não. Vì vậy cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện triệu chứng bệnh.
Một điểm quan trọng cần lưu ý đó là khi có dấu hiệu đau thái dương, không được tự ý điều trị tại nhà mà nên đi khám bác sĩ. Tự ý điều trị có thể làm bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm tới tính mạng.
Người bị đau đầu thường xuyên có thể do rối loạn tiền đình. Khi tiền đình bị rối loạn, cơ thể rất dễ sinh hoa mắt, chóng mặt, khó chịu, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Rối loạn tiền đình không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể điều trị được. Khi có các dấu hiệu của bệnh, nên đi khám ngay, tránh tình trạng tự điều trị tại nhà.
Như vậy, bấm huyệt thái dương là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Phương pháp này có thể tiến hành tại nhà bởi chính bạn hoặc người thân trong gia đình. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc có thể xác định được chính xác vị trí huyệt thái dương và biết cách bấm huyệt thái dương an toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Lựa chọn bikini phù hợp với dáng vóc
Chọn bikini phù hợp với voc dáng để tôn lên nét đẹp cơ thể
Mỗi dáng người đều có kiểu bikini riêng để tôn lên nét đẹp cơ thể. Nếu bạn có dáng người hình quả lê với phần hông lớn, hãy chọn bikini có màu tối hoặc họa tiết đơn giản ở phần dưới để cân đối cơ thể, và bikini có họa tiết nổi bật hay bèo nhún ở phần trên để tạo sự chú ý lên thân trên. Ngược lại, nếu bạn có dáng người hình chữ nhật, những kiểu bikini cạp cao hay cut-out có thể giúp tạo đường cong tự nhiên, mang đến vẻ quyến rũ đầy sức sống.
Miếng dán ngực là phụ kiện không thể thiếu khi mặc bikini, nhất là với những mẫu có cúp nhỏ hoặc không có gọng nâng đỡ. Miếng dán ngực giúp tạo dáng vòng một đầy đặn hơn, mang lại sự tự tin khi diện bikini. Lưu ý chọn loại miếng dán có khả năng chịu nước tốt, đảm bảo không lo bị rơi khi xuống nước.
dọn lông vùng kín giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin
Việc dọn lông vùng kín giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi diện bikini, đặc biệt là với các kiểu bikini táo bạo. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như cạo, wax hoặc dùng kem tẩy lông, tùy vào độ nhạy cảm của làn da và sở thích cá nhân. Đừng quên thực hiện bước này trước khi mặc bikini để có vẻ ngoài chỉn chu và sẵn sàng cho mọi cuộc vui trên bãi biển.
Top 5 bộ đồ tắm biển nữ kín đáo đẹp nhất
Chọn đồ bơi theo dáng người
Để có được bộ bikini phù hợp nhất, điều quan trọng là chọn kiểu dáng phù hợp với dáng người. Nếu nàng có dáng người hình quả lê với hông rộng, hãy chọn bikini có họa tiết nổi bật ở phần trên để tạo sự cân đối và giúp thu hút ánh nhìn vào thân trên. Đối với những nàng có dáng người hình chữ nhật, nên chọn bikini cạp cao hoặc có chi tiết cut-out để tạo đường cong mềm mại, tôn lên vẻ nữ tính.
Chọn màu sắc hợp với làn da
Chọn đúng màu sắc sẽ giúp nàng thêm tự tin
Màu sắc bikini có thể làm nổi bật làn da của nàng. Với làn da trắng sáng, màu bikini như đỏ, xanh navy, hay đen đều rất nổi bật và tôn da. Nếu nàng có làn da ngăm, hãy thử các màu sắc ấm như vàng, cam, hoặc màu neon để tạo sự tương phản và làm làn da thêm rạng rỡ. Chọn đúng màu sắc sẽ giúp nàng thêm tự tin và nổi bật khi diện bikini.
Vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương, hay còn gọi là vòng hải lưu Cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương (để phân biệt với vòng hải lưu nhỏ là vòng hải lưu Cận cực Bắc Thái Bình Dương nằm ở phía bắc), là một trong năm vòng hải lưu lớn nhất, nằm ở phía bắc của Thái Bình Dương. Vòng hải lưu này bao trùm phần lớn diện tích bắc Thái Bình Dương, nằm bên trên đường xích đạo và bên dưới vĩ độ 50° Bắc, với diện tích 20 triệu kilômét vuông,[1] tức khoảng 6% diện tích đại dương.[2] Các dòng chảy ở đây theo chiều kim đồng hồ, và được hình thành bởi bốn dòng hải lưu chính là hải lưu Bắc Thái Bình Dương ở phía bắc, hải lưu California ở phía đông, hải lưu Bắc Xích đạo ở phía nam và hải lưu Kuroshio ở phía tây.
Trong vòng hải lưu này chứa hệ sinh thái lớn nhất của Trái Đất,[3] đóng vai trò rất quan trọng trong cố định carbon và tuần hoàn dinh dưỡng. Đồng thời, đây cũng là khu vực tập trung nhiều rác thải biển trôi nổi nhất, tích tụ thành đảo rác Bắc Thái Bình Dương.
Vòng hải lưu Cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương và vòng hải lưu Cận cực Bắc Thái Bình Dương nhỏ hơn ở phía bắc tạo thành hai vòng hải lưu chính ở bắc Thái Bình Dương. Hệ thống hai vòng hải lưu này được hình thành và duy trì bởi các luồng gió mậu dịch và gió Tây ôn đới.[4] Đây là một ví dụ điển hình của việc tạo ra hệ thống hai vòng hải lưu bằng các dòng gió. Sự luân chuyển nhiệt muối yếu ở bác Thái Bình Dương và các dòng chảy bị chặn bởi đất liền ở phía bắc là các yếu tố hỗ trợ hình thành hai vòng hải lưu này. Các vòng hải lưu này nhỏ dần và yếu hơn theo độ sâu, và càng xuống sâu thì vùng cao áp ở tâm vòng cận nhiệt đới càng dịch về phía tây bắc.[4]
Giống như với tất cả các vòng hải lưu cận nhiệt đới khác, vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương là một xoáy nghịch với dòng chảy theo chiều kim đồng hồ quanh trung tâm cao áp, do nằm ở Bắc Bán cầu. Hệ thống dòng chảy của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương có mối liên hệ với các dòng vận chuyển Sverdrup về phía xích đạo và Ekman hướng xuống sâu.[4] Dòng vận chuyển Ekman cũng làm cho nước đi vào tâm của vòng hải lưu, tạo nên mặt biển nghiêng dốc về tâm, và gây ra dòng chảy địa dưỡng.[5]
Hải lưu Kuroshio là dòng chảy mạnh và hẹp, tác động lên toàn bộ cột nước sâu tới tận đáy, và đóng vai trò dòng biên phía tây của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương. Nó chảy về phía bắc rồi chếch dần về phía đông khi đến gần cực; phần hướng về phía đông này được gọi là hải lưu Kuroshio Mở rộng. Hải lưu Bắc Thái Bình Dương thì nằm ngay phía bắc của vòng hải lưu cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương, và chảy về hướng đông. Trong hải lưu này có một dòng chảy nhỏ hướng về phía tây, là dòng biên phía nam cho vòng hải lưu Cận cực Bắc Thái Bình Dương, còn được gọi là Dòng Cận cực hay Gió Trôi Tây.[6] Hải lưu California là dòng biên phía tây của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương và chảy về phía nam dọc theo bờ biển California. Hiện tượng nước trồi duy trì dòng chảy của hải lưu California và một dòng chảy ngầm về phía bắc. Hải lưu Bắc Xích đạo là biên giới phía nam của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương và chảy về hướng tây. Hải lưu này bao gồm cả dòng chảy hướng tây của tuần hoàn xoáy thuận nhiệt đới có hình dạng dẹt dọc theo xích đạo.
Ở phía tây của Bắc Thái Bình Dương, bề mặt của vòng hải lưu cận nhiệt đới thường có "hình chữ C", với miệng mở của chữ C này hướng về phía đông.[7][8] Hình chữ C này được tạo thành từ bộ ba vòng hải lưu nhỏ, mỗi vòng hải lưu là một cặp dòng chảy: cặp hải lưu Kuroshio với dòng ngược Kuroshido, cặp dòng ngược Cận nhiệt đới với một dòng chảy hướng tây ngay phía nam dòng ngược này, và cặp hải lưu Bắc Xích đạo với một dòng chảy hướng đông ở khoảng vĩ độ 18° Bắc.[8]
Vòng hải lưu Cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương yếu dần khi xuống sâu. Tương tự như mọi vòng hải lưu cận nhiệt đới, Vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương thu hẹp dần về phần dòng chảy mạnh nhất khi độ sâu tăng dần, dịch về phía tây bắc giữa hải lưu Kuroshio và hải lưu Kuroshio Mở rộng. Thay đổi theo độ sâu diễn ra mạnh nhất ở khoảng từ bề mặt đến cỡ 200 mét dưới mặt biển.[9] Vùng biên giới giữa dòng chảy về phía đông với dòng chảy về phía tây nằm ở vĩ độ 20° Bắc tại bề mặt và nẳm ở khoảng 25 – 30° Bắc tại độ sâu gần 200 m. Vùng "hình chữ C" nằm ở phía tây của vòng hải lưu, nơi có chứa Dòng ngược Cận nhiệt đới, biến mất ở độ sâu 200 m. Xuống đến độ sâu 1000 – 1500 m, vòng hải lưu Cận nhiệt đới này nằm hoàn toàn ở phía tây của Bắc Thái Bình Dương, ngay giữa hải lưu Kuroshio và hải lưu Kuroshio Mở rộng.[9] Với biển cận nhiệt đới, dòng chảy yếu ở những nơi không có ảnh hưởng của vòng hải lưu cận nhiệt đới. Khác biệt về độ cao vị trở cho khoảng cách 1000 km chỉ khoảng 1 cm ở bên ngoài vòng hải lưu, thay vì khoảng 10 cm ở vùng bên trong.
Vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 20 triệu kilômét vuông, là sinh cảnh lớn nhất của đại dương mở và chứa quần xã sinh vật liên tục lớn nhất Trái Đất.[3] Phía tây của nó, từ kinh độ 180° trở về tây, có sự thay đổi thời tiết lớn hơn phía đông, một phần do kích thước lớn của vòng hải lưu này.[10]
Mặt biển ở trung tâm vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương ít khoáng chất thiết yếu cho sinh trưởng của sinh vật, dẫn đến mật độ sinh khối thấp. Điều này làm cho nước ở bề mặt trung tâm vòng hải lưu này khá trong, và ánh sáng Mặt Trời có thể xuyên thấu xuống các vùng nước sâu hơn, tạo điều kiện cho quang hợp ở lớp nước sâu. Nhiều mô hình coi vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương gồm hai lớp: lớp trên gần mặt biển gồm chủ yếu sinh vật tự dưỡng sử dụng nguồn khoáng dinh dưỡng được tuần hoàn từ vùng nước khác đến, và lớp bên dưới, nơi có nhiều khoáng chất dinh dưỡng hơn nhưng ánh sáng dành cho quang hợp yếu hơn.[12]
Hầu hết khoáng chất dinh dưỡng cung cấp cho sinh vật tự dưỡng ở lớp trên được tuần hoàn từ lớp dưới, tuy nhiên cũng có một phần nhỏ được vận chuyển từ những vùng biển xa đến.[13] Đã từng có quan niệm rằng vùng trung tâm vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương là một "sa mạc đại dương", nơi hầu như không có khoáng chất dinh dưỡng đến từ các vùng đại dương khác; tuy nhiên hiểu biết về nơi này đã thay đổi.[10] Dù rằng có lượng lớn khoáng chất được tuần hoàn từ lớp bên dưới,[12] những quá trình động học như sóng nội, thủy triều, các dòng cuộn xoáy quy mô tầm trung, các dòng Ekman gây ra bởi gió, và các cơn bão có thể mang tới dinh dưỡng từ nơi xa.[14]
Sinh vật tự dưỡng ở vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương hiện tại chỉ gồm chủ yếu là các vi sinh vật. Chúng thu năng lượng Mặt Trời và CO2 và đóng vài trò khởi đầu cho chuỗi thức ăn. Trước năm 1978, từng có giả thuyết rằng tảo silic chiếm đa số ở vi sinh vật phù du tại đây, và chúng bị ăn bởi các động vật phù du cỡ milimét.[10] Tuy vậy, ngày nay các nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn lam (còn được gọi là tảo lục lam), là thành viên chính của hệ vi sinh vật tự dưỡng của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương, thực hiện phần lớn hoạt động quang hợp ở vùng biển này. Ngoài ra cũng có các cổ khuẩn đóng góp vào sự đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật này. Kích thước nhỏ của các vi sinh vật có thể tạo lợi thế cạnh tranh ánh sáng và nguồn dinh dưỡng cho chúng ở bề mặt vòng xoáy hải lưu.[10] Hệ vi sinh vật tự dưỡng tồn tại quanh năm ở đây, trong khi các sinh vật nhân thực tự dưỡng hoặc nằm nối tiếp trong chuỗi thức ăn chỉ xuất hiện theo mùa ở gần bề mặt.[10]
Vi khuẩn lam và các vi sinh vật tự dưỡng khác tập trung nhiều hơn ở gần xích đạo và gần các bờ biển, do khu vực này có nhiều khoáng chất thiết yếu cho sinh trưởng, được đưa từ vùng nước sâu bên dưới lên bề mặt nhờ vào hiện tượng nước trồi duy trì hải lưu California và các dòng chảy Ekman xuất phát từ hải lưu Bắc Xích đạo. Hệ quả là vùng trung tâm của vòng hải lưu có năng suất quang hợp và sản xuất sinh khối chậm hơn các vùng quanh rìa.
Sự xuất hiện của các sinh vật nhân thực phù du ở vòng hải lưu phụ thuộc vào các nguồn cung dinh dưỡng được dịch chuyển đến bởi các hiện tượng thời tiết. Ở gần sát mặt biển, nguồn chất dinh dưỡng cho phù du nhân thực có giới hạn, tuy nhiên, các hiện tượng nhiễu loạn thời tiết bất thường hoặc theo mùa có thể làm thay đổi nguồn này, đôi khi dẫn đến các đợt bùng nổ sinh vật phù du nhân thực ở vòng xoáy hải lưu.[15]
Các biến động hàng năm của nguồn dinh dưỡng gần mặt biển, và của các sinh vật nhân thực phù du tương ứng tiêu thụ các nguồn dinh dưỡng này, được gây ra bởi Dao động phương Nam và Dao động Mười năm Thái Bình Dương.[15] Sự thay đổi nguồn dinh dưỡng có thể ở cấp độ hàng ngày đến hàng thập kỷ.[10] Vào mùa xuân, thực vật phù du gần bề mặt có thể nở rộ do các dòng xoáy ở quy mô trung bình, hoặc do các nhiễu động khí quyển lớn - hai quá trình thời tiết có thể mang về nguồn khoáng chất nuôi thực vật phù du ở vòng xoáy hải lưu.[12] Vào mùa hè, các đợt bùng nổ của sinh vật phù du tự dưỡng như tảo silic và phù du nhân thực dị dưỡng tiêu thụ vi khuẩn lam xuất hiện thường xuyên hơn, dường như do Dao động phương Nam.[15] Các đợt bùng nổ này đã được quan sát ở phía đông của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương, và chưa bao giờ xuất hiện từ kinh độ 160° Tây trở về phía tây.[12] Giả thuyết để giải thích cho quan sát này là vòng xoáy vốn có ít phosphat, như phần phía đông có nhiều phosphat hơn.[12]
Sự thay đổi sinh khối của các sinh vật tự dưỡng ở bề mặt vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương tác động mạnh đến chu trình dinh dưỡng, lưới thức ăn, và cả một số chu trình sinh địa hóa toàn cầu,[15] đồng thời ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng của các hoá chất và nguồn dinh dưỡng được trao đổi và cô lập ở các tầng biển sâu hơn bên dưới, do đó ảnh hưởng đến hệ sinh vật ở tầng biển sâu.[10]
Ở dải tầng ngoài, là vùng biển ở độ sâu từ 200m đến 1000m, các loài sinh vật nằm nối tiếp trong chuỗi thức ăn di cư theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang, có thể thoát ra hoặc đi vào trong vòng hải lưu. Ở vùng trung tâm vòng hải lưu là nơi có nhiều loài sinh vật sống cân bằng với nhau ở dải tầng ngoài. Biến động theo mùa của động vật phù du tại đây không nhiều.[10]
Chưa có nhiều nghiên cứu về cá ở dải tầng ngoài của vùng cận nhiệt đới. Các loài cá không phân bố đều ở dải tầng ngoài của Thái Bình Dương cận nhiệt đới. Đặc tính địa lý của chúng phụ thuộc vào phân bố của các động vật phù du. Một số loài chỉ sống ở vùng trung tâm của vòng hải lưu, nơi có năng suất quang hợp chậm hơn. Các loài cá phổ biến là cá đèn lồng, gonostomatidae, photichthyidae, cá rìu biển sâu và melamphaidae.[16]
Đáy biển dưới vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương là lớp trầm tích đất sét mịn. Hệ sinh vật tại đây được nuôi dưỡng bởi các "cơn mưa" dưỡng chất rơi xuống từ các tầng biển bên trên. Đây là một trong những nơi ít thức ăn nhất của Trái Đất, do đó mật độ sinh khối của các sinh vật tại đây rất thấp.[17] Trong lòng của lớp trầm tích đáy biển, các chất dinh dưỡng có chứa diệp lục, carbon, nitơ giảm dần theo độ sâu. Mật độ của hệ động vật nằm trong lớp trầm tích cũng giảm dần tương ứng, và sinh vật của vùng đáy nước chủ yếu nằm ở mặt tiếp giáp giữa nước biển với trầm tích.[18] Biểu đồ mật độ giảm theo độ sâu này áp dụng cho cả vi khuẩn và các sinh vật có kích cỡ lớn hơn (trên 0.5mm) như trùng lỗ hay giun tròn thân mềm. Một số loài sinh vật lớn khác ở lớp trầm tích có trùng lỗ vỏ calci, copepoda, giun polychaete, và các loài thân mềm hai mảnh vỏ.[18] Các loài sinh vật vùng đáy nước này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn thức ăn rơi từ phía trên xuống đáy. Bất cứ thay đổi tiêu cực nào của hoạt động quang hợp tại bề mặt đều là nguy cơ cho hệ sinh vật vùng đáy nước, có tiềm năng tác động tiêu cực ngược lại cho các vùng khác của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Huy Đức - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông
Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo nằm ở các vị trí khác nhau. Một huyệt đạo không thể không kể đến đó là huyệt thái dương. Vậy huyệt thái dương nằm ở đâu và cách bấm huyệt thái dương như thế nào?