Thị trường xuất khẩu Đài Loan hiện nay cũng có một số thay đổi như sau:

Văn bản Luật Lao động-Tiền lương

An ninh quốc giaAn ninh trật tựBảo hiểmCán bộ-Công chức-Viên chứcChính sáchChứng khoánCơ cấu tổ chứcCổ phần-Cổ phần hoáCông nghiệpCOVID-19Dân sựĐất đai-Nhà ởĐấu thầu-Cạnh tranhĐầu tưĐịa giới hành chínhĐiện lựcDoanh nghiệpGiáo dục-Đào tạo-Dạy nghềGiao thôngHải quanHàng hảiHành chínhHình sựHôn nhân gia đìnhKế toán-Kiểm toánKhiếu nại-Tố cáoKhoa học-Công nghệLao động-Tiền lươngNgoại giaoNông nghiệp-Lâm nghiệpQuốc phòngSở hữu trí tuệTài chính-Ngân hàngTài nguyên-Môi trườngThi đua-Khen thưởng-Kỷ luậtThông tin-Truyền thôngThực phẩm-Dược phẩmThuế-Phí-Lệ phíThương mại-Quảng cáoTiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phíTư pháp-Hộ tịchVăn hóa-Thể thao-Du lịchVi phạm hành chínhXây dựngXuất nhập cảnhXuất nhập khẩuY tế-Sức khỏeLĩnh vực khác

Bộ LĐ-TB&XH đã có quy định ngăn chặn tình trạng loạn thu phí người xuất khẩu lao động. Theo đó, từ 1/2/2021, doanh nghiệp xuất khẩu lao động không được thu thù lao môi giới quá mức trần cho phép.

Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBX Quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ 1/2/2022 tới. Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư là đưa ra mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới.

Theo đó, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

Với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới được quy định theo phụ lục đính kèm thông tư. Cụ thể, mức trần thu lao theo hợp đồng môi giới với một số thị trường, ngành nghề sau được quy định là 0 đồng: thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải (Đài Loan, Hàn Quốc); lao động giúp việc gia đình (Malaisia, Brunei, các nước Tây Á), mọi ngành nghề (Thái Lan).

Thông tư cũng quy định, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể.

Đơn cử, với thị trường Nhật Bản, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với ngành nghề thực tập sinh kỹ năng số 3 và lao động kỹ năng đặc định là 0 đồng. Riêng với lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định thì mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với ngành hộ lý và y tá bệnh viên, trung tâm dưỡng lão là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên; với  ngành nghề chăm sóc người bệnh tại gia đình, giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên là 0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 1 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với thuyền viên tàu cá xa bờ là 0 đồng.

Với thị trường Hàn Quốc, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với thuyền viên tàu cá gần bờ là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Trong Thông tư mới ban hành, Bộ LĐ-TB&XH cũng quy định, doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải cử ít nhất 01 (một) nhân viên nghiệp vụ tại nước hoặc vùng lãnh thổ tiếp nhận để quản lý và hỗ trợ người lao động, bao gồm:  Doanh nghiệp dịch vụ có từ 500 lao động trở lên làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-cao (Trung Quốc), Nhật Bản và doanh nghiệp dịch vụ có từ 300 lao động trở lên làm việc tại nước hoặc vùng lãnh thổ còn lại.

Hai năm gần đây, xuất khẩu lao động nước ta bị đình trệ do ảnh hưởng bởi Covid 19. Tuy nhiên, giai đoạn trước đây, xuất khẩu lao động diễn ra rầm rộ tại nhiều địa phương trong khi Bộ LĐ-TB&XH không quản lý được vấn đề thu phí, khiến nhiều người lao động phải trả hàng trăm triệu đồng phí môi giới.

Đầu năm nay, Thanh tra Chính phủ vừa thông báo  Kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương và Hưng Yên.

Kết luận nêu rõ giai đoạn 2013 - 2018, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội "chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài"; "không có biện pháp giải quyết triệt để, không báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để có biện pháp đàm phán với nước ngoài nhằm giảm chi phí cho người lao động".

Trong thời gian dài, Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội "không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới của doanh nghiệp dẫn đến người lao động (thực chất là lao động nghèo khó) còn phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của thị trường tiếp nhận là không phải chi trả (Đài Loan, Nhật Bản)".

Quy định mức phí, phí đào tạo thị trường Nhật Bản chưa phù hợp với chính sách và thỏa thuận đã ký của Nhật Bản, cũng không đúng với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng đến lao động, là nguyên nhân cơ bản khiến nhiều người bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.

Cục QLĐNN đã không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản, dẫn đến trong thời gian dài người lao động phải chi trả mức phí quá cao (7.000 - 8.000 USD/người).

Cũng theo Kết luận thanh tra, Cục QLLĐNN đã tham mưu ban hành văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản không đúng với thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản; trong thời gian dài không có biện pháp tham mưu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết vấn đề tiền môi giới thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Tham mưu ban hành một số văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản không đúng thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản. Trong thời gian dài không có biện pháp tham mưu Bộ giải quyết vấn đề tiền môi giới Đài Loan và Nhật Bản.

Mới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp phiên đầu tiên điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Dự kiến, mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ được thương lượng cụ thể vào phiên họp tiếp theo vào tháng 11/2023.

Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về nội dung này.

PV: Được biết, gần đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức nhiều đoàn đi khảo sát, đánh giá tình hình việc làm, thu nhập, đời sống cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động. Vậy bà có thể phác họa về bức tranh cuộc sống của người lao động ở các tỉnh, thành phố hiện nay qua kết quả của các cuộc nghiên cứu, khảo sát này?

Bà Phạm Thị Thu Lan: Hằng năm, đến các đợt để thương lượng tiền lương tối thiểu, Viện Công nhân công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều có tiến hành khảo sát về đời sống, việc làm rồi tâm tư nguyện vọng của người lao động để có những thông tin hỗ trợ cho thương lượng tiền lương tối thiểu. Năm nay, chúng tôi khảo sát vào tháng 4, với khoảng gần 3.000 người lao động và cũng đủ các ngành khác nhau và trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, đời sống của người lao động rất là khó khăn. Sau các năm COVID-19 và đến thời điểm hiện nay thì rất khó khăn. Mức lương cơ bản trung bình của người lao động hiện nay theo khảo sát là khoảng hơn 6 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức lương mà đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, chưa kể làm thêm và chưa tính các khoản phụ cấp. Mức lương cơ bản này nó cũng đã cao hơn lương tối thiểu rồi. Cao hơn từ 37 đến 51, 52% so với cả lương tối thiểu. Tùy theo doanh nghiệp, tùy theo vùng lương.

Còn về thu nhập trung bình của người lao động, tức là bao gồm cả tiền làm thêm giờ và các khoản phụ cấp thì khoảng hơn 7,8 triệu đồng/ tháng. Mức thu nhập này thực tế khảo sát là cao hơn mức thu nhập của người lao động năm ngoái rồi, cao hơn khoảng 8,4%. Thế nhưng mà chi tiêu của người lao động cho cuộc sống thì cũng lại tăng. Theo khảo sát là tăng hơn so với năm ngoái là 19%, bởi vì do lạm phát, rồi do các yếu tố khác.

Qua khảo sát, hơn 75% người lao động họ nói rằng, tiền lương và thu nhập là không đáp ứng được nhu cầu chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng của họ và nhiều người phải vay tiền để trang trải các chi phí. Con số chúng tôi khảo sát là khoảng 17% họ nói là phải vay tiền và hơn 11% nói là ngoài các công việc họ phải làm hằng ngày ra, trong nhà máy ra thì họ phải làm thêm các công việc khác nữa để có thêm thu nhập. Ví dụ như là bán hàng online hay là chạy xe ôm công nghệ ngoài giờ làm việc. Và nhiều người vẫn phải dùng đến giải pháp là rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải chi tiêu. Cụ thể, hơn 12% họ nói là họ phải rút bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài ra, rất nhiều người - hơn một nửa số người lao động mà trả lời chúng tôi thì nói rằng: Tiền lương không đủ sống, cho nên cũng ảnh hưởng tới quyết định lập gia đình và sinh con của họ.

Khi khảo sát, chúng tôi cũng khảo sát xem vấn đề ăn uống của người lao động như thế nào và thịt cá là món ăn mà thông thường người Việt Nam hay sử dụng trong các bữa hằng ngày. Nó rất thông dụng và phổ biến thì chúng tôi cũng hỏi người lao động là họ có sử dụng thịt cá trong các bữa ăn hằng ngày không, nhưng chỉ có hơn 26% họ nói rằng họ có điều kiện để mà có thể ăn thịt cá trong các bữa ăn hằng ngày. Còn lại thì rất là nhiều người họ không ăn thịt khá thường xuyên trong tất cả các bữa ăn hằng ngày, có khi chỉ một vài lần trong 1 tuần thôi. Buổi sáng thì nhiều khi họ ăn gói xôi, chiều về có khi chỉ là gói mì tôm thôi. Thế còn cũng có bữa thì tôm tép rồi trứng đậu thứ thay thế. Ở đây chúng tôi cũng hỏi về sức khỏe người lao động thì nhiều người họ cũng nói rằng, họ không có chi phí cho khám chữa bệnh hoặc là nếu có thì cũng không đủ để mà khám chữa bệnh và thuốc men. Nhiều người thì họ nói rằng là họ bị bệnh họ để cho tự khỏi hoặc không đi khám.

PV: Vậy theo bà, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động?

Bà Phạm Thị Thu Lan: Nó có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Bởi nó giúp cho người lao động vượt qua khó khăn, vượt qua cái chi tiêu hằng ngày. Chúng tôi biết rằng trong giai đoạn hiện nay thì cả doanh nghiệp khó khăn và người lao động cũng khó khăn, nhưng mà cảm nghĩ của chúng tôi khi chúng tôi đi khảo sát doanh nghiệp cũng như là người lao động thì chúng tôi thấy rằng: Doanh nghiệp khó khăn 1 thì người lao động khó khăn 2.

Bởi vì đối với doanh nghiệp họ còn có vốn, có tài sản, nhưng mà đối với người lao động thì gần như họ không có gì ngoài đồng lương. Cho nên, vấn đề về tăng lương nó có ý nghĩa rất nhiều đối với người lao động, bởi vì nếu không đảm bảo được cuộc sống thì không thể nghĩ đến cái gì khác cả. Ngay cả đi làm cũng cảm thấy không yên tâm làm việc. Chúng tôi nghĩ tăng lương còn đóng góp cho việc tăng năng suất lao động từ phía người lao động khi mà doanh nghiệp phục hồi sản xuất hay là ngay cả bây giờ, để mà hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp thì việc tăng lương nó cũng đóng góp cho điều đó nữa. Bởi vì tiền lương rõ ràng là động lực rất lớn đối với người lao động. Rồi chúng tôi cũng nghĩ rằng, tăng lương hiện nay thì sẽ giúp cho vấn đề giảm việc người lao động phải vay nợ, rồi là tín dụng đen. Hiện nay là đây là một vấn đề rất là đau đầu. Nhiều người lao động họ phải vay nợ, họ luôn luôn trọng tình trạng lo lắng, bất an. Thế rồi, nhất là những người vướng vào tín dụng đen thì họ còn bị đe dọa nữa. Cho nên cũng rất là căng thẳng.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm rất nhiều. Thì việc tăng lương cũng sẽ giúp cho giải quyết vấn đề đó. Bên cạnh đó thì tôi còn nghĩ, vấn đề tăng lương nó còn có ý nghĩa chính trị xã hội rất lớn. Lớn hơn nữa ở chỗ là hiện nay chúng ta cũng biết là vấn đề về bất bình đẳng xã hội hiện nay, nó sẽ làm gia tăng chuyện đó. Bởi vì hiện nay chúng ta đang thấy bất bình đẳng xã hội nó có nguy cơ gia tăng, mặc dù chưa đến mức báo động và hiện nay thì khoảng cách về giàu nghèo giữa người thu nhập thấp nhất với thu nhập cao nhất Việt Nam nó chưa phải là vấn đề lớn so với xã hội, chỉ khoảng từ 8 đến 20 lần thôi. Thế nhưng mà rõ ràng có chuyện bất bình đẳng xã hội gia tăng.

Thực tế trong những thời gian qua, tăng trưởng GDP cũng chưa có sự chia sẻ cho người lao động. Mức tăng lương từ năm 2017 đến 2018 là tương đương với mức tăng GDP, nhưng mà kể từ năm 2019 là tăng lương thấp hơn và việc  chưa có sự chia sẻ của tăng trưởng GDP đó thì cũng đóng góp cho bất bình đẳng xã hội. Và khi bất bình đẳng xã hội nảy sinh thì sẽ dẫn đến là phân tầng xã hội, rồi mâu thuẫn xã hội hội, rồi dẫn đến cả mất ổn định về chính trị xã hội. Nếu như điều này xảy ra, mà do biện pháp của chính sách, hệ quả của chính sách thì đáng tiếc.

Chúng tôi cũng nghĩ rằng, vấn đề tăng lương tối thiểu này cũng sẽ đóng góp cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có tư duy rằng, bây giờ không nên dựa vào sức lao động nữa, mà nên là chuyển đổi số, xu hướng là như vậy, chuyển đổi số, rồi chuyển đổi công nghệ, xanh hóa sản xuất, thế rồi phát triển ra các ngành mới như: Những ngành tiềm năng rất lớn như năng lượng tái tạo hay là tái chế rác thải hay là kinh tế tuần hoàn là những ngành rất có tiềm năng. Thậm chí tăng lương chúng tôi cũng nghĩ là nó tạo điều kiện cho người lao động họ yên tâm, họ còn dành thời gian học tập để nâng cao trình độ.

PV: Vâng, trước nguyện vọng chính đáng của người lao động là mong muốn được điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng tiên lương quốc gia mới đây thì Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - cơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động đã đưa ra quan điểm như thế nào và đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2024 là bao nhiêu, thưa bà?

Bà Phạm Thị Thu Lan: Quan điểm của công đoàn là tăng lương cho người lao động và chúng tôi cũng rất mừng là ở phiên một - phiên họp đầu tiên mặc dù là chưa thống nhất được mức tăng là bao nhiêu. Thế nhưng cũng đã thống nhất là phải tăng lương cho người lao động và mức tăng nó phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động bù lạm phát và đảm bảo mức sống của người lao động. Tuy nhiên, mức cụ thể thì Hội đồng tiền lương quốc gia cũng thống nhất là cần phải tính toán mức sống tối thiểu để xem mức cụ thể là như thế nào để có phương án tăng lương cho đáp ứng và sẽ thương lượng lại vào tháng 11 năm 2013. Còn công đoàn rất mong muốn là nguyện vọng của người lao động được đáp ứng.

Khi chúng tôi phỏng vấn với người lao động thì nguyện vọng của họ là tùy theo người lao động, nhưng nguyện vọng của họ là muốn tăng từ 6% cho đến 11%. Thế thì trong thương lượng chúng tôi là công đoàn đã bày tỏ những khó khăn của người lao động để thấy rằng, mức tăng lương cần thiết là như thế nào. Doanh nghiệp thì cũng sẽ luôn nêu những khó khăn của doanh nghiệp. Từ phía công đoàn, chúng tôi thấy rằng, người lao động họ luôn luôn chia sẻ với cả doanh nghiệp trong những lúc khó khăn. Thế nhưng người lao động họ cần lương để sống. Sống thì mới làm việc được. Cho nên mong muốn của công đoàn chúng tôi là tăng lương và nếu trong lúc khó khăn như thế này mà giữ được mức tăng lương như của năm ngoái thì là phù hợp.

PV: Vậy theo bà, nếu lương tối thiểu vùng năm 2024 được điều chỉnh tăng ở mức 5 đến 6% theo đề xuất của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thì mức này sẽ đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động?

Bà Phạm Thị Thu Lan: Nói về nhu cầu sống tối thiểu hay là mức sống tối thiểu thì chúng ta phải cân nhắc trong thời điểm cụ thể. Theo như tôi thấy thì hiện nay cách tính mức sống tối thiểu của Việt Nam đang dựa trên chuẩn nghèo của một nước thu nhập thấp. Tức là chúng ta áp dụng tính mức sống tối thiểu cách đây 10 năm rồi. Hội đồng tiền lương quốc gia cũng đã thành lập được 10 năm rồi. Bây giờ Việt Nam chúng ta đã là nước thu nhập trung bình rồi. Cho nên mức sống tối thiểu cũng cần có sự thay đổi cho nó phù hợp, làm sao để đảm bảo được cuộc sống thực sự là sống chứ không phải là tồn tại.

Thứ hai cũng phải đảm bảo các chi phí sinh hoạt cơ bản nhất cho người lao động. Trước đây, mức sống tối thiểu chúng ta chỉ quan tâm tới nghèo về ăn - mặc - ở. Thế nhưng bây giờ, ở cũng phải có chất lượng, đảm bảo hơn. Ngoài ra còn phải có các yếu tố về cơ hội nữa. Ví dụ, về giáo dục, y tế. Bây giờ không có tiền thì chất lượng giáo dục cũng không thể được, đảm bảo y tế cũng thế thôi. Cho nên bây giờ mức sống tối thiểu nói về giải quyết bài toán phải là nghèo đa chiều. Nếu như mức sống tối thiểu hiện nay chúng ta áp dụng là dựa trên chuẩn nghèo cũ thì nếu tăng như chị nói thì nó có thể đáp ứng 100%, nếu tăng được như vậy. Thế nhưng, nếu với mức sống tối thiểu mà đa chiều vẫn rất là khó. Có lẽ chăng chỉ mới được một nửa thôi. Vẫn còn là khoảng cách, vẫn còn sự nỗ lực của rất nhiều bên.

PV: Vâng, rõ ràng trong bối cảnh chúng ta thấy được cuộc sống của người lao động là vô cùng khó khăn và đề xuất của công đoàn là cần thiết. Tuy nhiên, trong phiên họp đầu tiên của hội đồng tiên lương quốc gia, thì bà có thể cho biết quan điểm của Bộ LĐTBXH với vai trò là Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia thì như thế nào và phía đại diện Chủ sử dụng lao động thì phương án mà họ đưa ra tại phiên họp điều chỉnh tiền lương này ra sao, thưa bà?

Bà Phạm Thị Thu Lan: Về phía người sử dụng lao động thì đề xuất ban đầu họ đưa ra là: Chưa tăng lương. Việc này thì chúng tôi hiểu thôi, bởi vì chúng tôi cũng thấy rằng, kể từ khi tham gia vào bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương từ 2017- 2018 đến nay, thì gần như cuộc họp Hội đồng tiền lương nào chúng tôi cũng thấy phía người sử dụng lao động họ đề xuất là: Không tăng lương. Có vẻ như với quan điểm khá là xuyên suốt và nhất quán. Thế nhưng sau đó, khi mà họ có nghe các ý kiến chia sẻ về đời sống của người lao động, phân tích tình hình cũng như là cần kích thích để tác động cho tăng năng suất lao động, phục hồi nền kinh tế, và lắng nghe ý kiến của công đoàn chia sẻ, thì chúng tôi thấy người sử dụng lao động họ cũng đã có những cái thống nhất là cần phải tăng lương cho người lao động. Tuy nhiên, mức tăng là bao nhiêu, rồi thời điểm tăng như thế nào thì cũng đàm phán trong phiên sau.

Còn về phía Nhà nước - Bộ LĐTBXH, Nhà nước luôn luôn có quan điểm là làm sao để hài hòa ổn định được quan hệ lao động, ổn định được nền kinh tế và mong muốn là nguyện vọng của cả hai bên đều được đáp ứng. Về phía Bộ LĐTBXH cân nhắc cả các yếu tố từ người lao động, cân nhắc các yếu tố của doanh nghiệp và cũng đã thống nhất ý kiến là: Sẽ tăng lương cho người lao động, còn mức tăng cũng như là thời điểm tăng thì sẽ tiếp tục thương lượng.

Hai bộ trưởng ký kết thỏa thuận hợp tác về lao động tại Rumani - Ảnh: VPLĐ

Theo thỏa thuận này, trong những năm tới, các công ty, doanh nghiệp Rumani cần nguồn cung lao động lên tới con số vài chục vạn người.

"Lao động Việt Nam sang Rumani có điều kiện làm việc tốt, được chủ doanh nghiệp bố trí nơi ăn, ở đảm bảo, mức lương cơ bản từ 600 USD đến 1.200 USD/tháng tùy từng ngành nghề, thời hạn hợp đồng là 2 năm (có thể gia hạn). Chi phí trước khi đi của người lao động vào khoảng 40 triệu đồng/người", thông cáo báo chí của Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH phát đi chiều tối 30-11 cho biết.

Bản ghi nhớ này có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ năm 2018.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết Rumani là thị trường tiềm năng, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, ngành nghề phù hợp với lao động Việt Nam, mức lương và thu nhập của người lao động đảm bảo, chi phí trước khi đi thấp.

"Hiện tại, nhu cầu tiếp nhận lao động của bạn là rất lớn khi kinh tế đang tăng trưởng nhanh, bình quân 5-7%/năm, mà lao động Rumani lại chuyển sang các nước Tây Âu làm việc khá nhiều, dẫn đến lao động trong nước ở các ngành nghề đang thiếu hụt trầm trọng", bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết sẽ chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam lựa chọn lao động có kỹ năng, tay nghề, đàm phán, ký kết hợp đồng đảm bảo mức lương, điều kiện làm việc, các chế độ phúc lợi cho người lao động.

Hiện Rumani đang rất cần lao động trong các ngành, nghề: hàn, xây dựng, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp....

Trong giai đoạn 2008 - 2016, mỗi năm có khoảng 100 lao động Việt Nam sang Rumani làm việc trong các ngành nghề hàn, cơ khí, điện, sơn. Năm 2017 có hơn 800 lao động Việt Nam sang Rumani làm việc.

Trong tháng 11-2018 đã có gần 1.400 lao động Việt Nam sang Rumani làm việc tại các ngành nghề hàn, cơ khí, mộc, sắt thép, thợ may, xây dựng, chế biến thịt…

Hiện nay, thị trường lao động ở Việt Nam đang trong tình trạng quá tải, hàng loại lao động không có việc làm, không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Do đó, xuất khẩu lao động là một cách thức để người lao động có được một môi trường lao động và tạo ra nguồn thu nhập ổn định rất được ưa chuộng. Theo thống kê thì số lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Đài Loan, trong những năm gần đây luôn giữ được mức ổn định và cao hơn hẳn so với các thị trường xuất khẩu lao động khác. Vậy xuất khẩu lao động Đài Loan có phải là một lựa chọn tốt? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Có nên đi xuất khẩu lao động Đài Loan không?

Có nên đi xuất khẩu lao động Đài Loan không?