Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.           Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi gia đình cần động viên, giáo dục, khuyến khích con em mình nhận thức đúng về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. Mỗi đoàn viên thanh niên  cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân.           Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ độc lập dân tộc. Luật nghĩa vụ quân sự là cơ sở để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp 2013.           II. ĐỐI TƯỢNG NHẬP NGŨ

Trường hợp được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2024

Từ ngày 1/11/2023 đến hết ngày 31/12/2023, các địa phương trên cả nước tiến hành khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân tại địa phương mình để tuyển chọn và gọi công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024 theo quy định (nhập ngũ vào tháng 2 hoặc tháng 3/2024).

Tuy nhiên, pháp luật hiện nay quy định có những trường hợp tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tạm hoãn gọi nhập ngũ được thực hiện với những công dân sau đây:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Tuy nhiên, các đối tượng này nếu không còn thuộc diện được tạm hoãn nêu trên thì được gọi nhập ngũ. Đồng thời, nếu thuộc diện tạm hoãn mà tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Loạt phim D.P. gây tranh cãi về các bê bối trong quân đội Hàn Quốc và chế độ nghĩa vụ quân sự với hầu hết nam giới nước này.

"Truy bắt lính đào ngũ" (D.P.) là một trong số những loạt phim ăn khách ở Hàn Quốc từ khi công chiếu từ cuối tháng 8. Loạt phim phản ánh hoạt động truy bắt lính đào ngũ của quân cảnh Hàn Quốc và hé lộ cuộc sống hàng ngày của lính nghĩa vụ tại đây, bao gồm nạn lạm dụng tinh thần và thể chất trong quân ngũ.

Đạo diễn Han Jun-hee cho biết ông tìm cách "kể một câu chuyện nhân văn" về hệ thống khiến những binh sĩ đào ngũ rơi vào tình cảnh vừa là nạn nhân và là tội phạm, cùng cái giá phải trả của những người tham gia nhiệm vụ truy lùng.

"D.P. là câu chuyện về cuộc truy lùng lính đào ngũ, song đôi khi cũng là câu chuyện trái ngược về cuộc tìm kiếm con trai, anh trai hoặc người yêu bất hạnh của ai đó", đạo diễn Han cho biết.

Cảnh các binh sĩ Hàn Quốc chùng gối và đỡ mũ bảo hiểm trong phim Truy bắt lính đào ngũ trong buổi quay tháng 9/2020. Ảnh: Reuters.

Khi được hỏi về mức độ nổi tiếng của loạt phim D.P., một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết môi trường quân ngũ thực tế đã thay đổi và quân đội Hàn Quốc đang cố gắng ngăn chặn tình trạng ngược đãi và đối xử tàn tệ trong quân ngũ.

Quân đội Hàn Quốc cho biết trước khi D.P. được công chiếu, lực lượng này đã lên kế hoạch loại bỏ hệ thống cho phép các binh sĩ thông thường truy lùng đồng đội đào ngũ, dự kiến có hiệu lực từ tháng 7/2022.

Hàn Quốc duy trì đội quân thường trực 550.000 người với 2,7 triệu quân dự bị. Hầu như tất cả nam giới Hàn Quốc phải đi nghĩa vụ quân sự với thời gian tới 21 tháng, tùy vào quân chủng. Những người đào ngũ có thể chịu án tới 10 năm tù.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết tình trạng lính nghĩa vụ đào ngũ hoặc bị ngược đãi đã giảm xuống, phần lớn do quyết định cho phép binh sĩ sử dụng điện thoại di động trong doanh trại từ năm 2019, song từ chối nêu số lượng binh sĩ đào ngũ.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết 55 binh sĩ đào ngũ trong năm 2020 và 78 người trong năm 2019. Số vụ binh sĩ Hàn Quốc tự sát giảm từ 27 xuống 15 cùng kỳ.

Loạt phim D.P. được công chiếu trong bối cảnh Hàn Quốc tranh cãi về tương lai của chính sách nghĩa vụ quân sự. Nhiều nam thanh niên Hàn Quốc cho rằng họ mất thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khi có thể học tập hoặc làm việc.

Tòa án Tối cao Hàn Quốc năm 2018 ra phán quyết rằng một số người có thể từ chối nhập ngũ với lý do điều này trái đạo lý. Quốc hội Hàn Quốc năm 2020 thông qua dự luật cho phép sao K-Pop hoãn nghĩa vụ quân sự cho tới khi họ 30 tuổi.

Quân đội Hàn Quốc gần đây rung chuyển bởi loạt bê bối lạm dụng tình dục trong năm nay, khiến các nghị sĩ thông qua đạo luật quy định lạm dục tình dục và bạo lực trong quân ngũ sẽ do các tòa án dân sự xử lý.

Diễn viên vào vai một quân cảnh Hàn Quốc trong phim Truy bắt lính đào ngũ tháng 10/2020. Ảnh: Reuters.

Các cựu binh Hàn Quốc phản ứng trái chiều về D.P., một số cho rằng loạt phim phản ánh trải nghiệm quân ngũ của họ, số khác quyết định không xem phim để ngăn ký ức đau buồn ập về. Một số cựu binh khác lại cho rằng D.P. thổi phồng quá mức nạn bạo lực quân ngũ.

"Một cảnh trong D.P. cho thấy họ ném ghệt vào một binh sĩ. Tôi từng trải qua nhiều vụ quấy rối tương tự", cựu binh Ma Joon-bin nói và mô tả giai đoạn trong quân ngũ năm 2013-2014 là "thời kỳ đen tối". "Giờ nhìn lại, tôi thấy điều này thật không công bằng, nhưng đấy là chuyện phổ biến hồi đó".

Lee Jun-tae, 24 tuổi, từng phục vụ trong quân đội Hàn Quốc năm 2017-2019, cho biết chưa bao giờ trải qua hay chứng kiến bất cứ đồng đội nào bị lạm dụng trong thời gian tại ngũ. "Trong thời kỳ đó, tôi không gặp bất cứ hành vi đối xử tàn bạo nào cả", Lee nói.

Lee Jae-myung, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Đồng hành cầm quyền, hồi tuần trước gọi những câu chuyện trong loạt phim D.P. là "lịch sử man rợ" của quân đội Hàn Quốc.

Hong Joon-pyo, ứng viên tổng thống của đảng Hàn Quốc Tự do đối lập, cho biết ông từng bị đối xử tàn tệ trong thời gian tại ngũ và cam kết sẽ chuyển chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc sang tình nguyện nhập ngũ nếu được bầu.

Tuy nhiên, chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc không thể giải quyết tất cả vấn đề trong quân đội Hàn Quốc nếu văn hóa quân ngũ không thay đổi, theo nhà phê bình văn hóa đại chúng Kim Hern-sik, người từng tham gia truy lùng binh sĩ đào ngũ.

"Nếu vẫn duy trì văn hóa đó, cuộc sống quân ngũ, dù bắt buộc hay tình nguyện, đều sẽ nảy sinh vấn đề, dưới cách này hay cách khác", Kim nói.