Marketing là làm quảng cáo, TVC, sự kiện, PR, Digital, SEO, Viral, Seeding... hay là quản lý ngân sách lớn, hợp tác với agency danh tiếng? Vậy Marketing là làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

II. “Đường đi nước bước” của những người làm trái ngành vẫn thành công

Tiếp theo chúng ta hãy đến với chuyên mục người thật, việc thật để củng cố niềm tin nào. Nhiều người trái ngành vẫn có thể trở thành những người làm tiếp thị – truyền thông cực giỏi.

Có thể xem Đại học là con đường thẳng thớm và bằng phẳng nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều những “con đường dẫn về thành Rome” khác. Bạn nên tìm hiểu và chọn ra hướng đi phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

Marketing luôn luôn cập nhật

Đối với Marketing, học trên sách vở là chưa đủ vì sở dĩ đây là ngành có tính chất thay đổi cao. Những kiến thức bạn học trong sách vở, tuy có thể ứng dụng được tuy nhiên ít nhiều cũng sẽ phải lỗi thời so với thời gian.

Nếu bạn là người ham học hỏi, thích sự đổi mới và luôn cập nhật xu hướng mỗi ngày, thì không khó để có thể trở thành một marketer đâu.

Kỹ năng là thứ không có trường lớp nào dạy, mà bạn phải tự trau dồi qua quá trình tự học và trải nghiệm thực tế.

Tùy vào vị trí cụ thể mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn như nếu muốn nhắm đến vị trí Marketing Executive, bạn phải có khả năng giao tiếp, diễn đạt, phân tích và tổ chức. Nếu muốn trở thành Content Writer thì viết lách phải thạo như ăn cháo, muốn làm Designer thì phải có mắt thẩm mỹ thần sầu và “chơi đùa” được với những phần mềm thiết kế, v.v…

Có thể nói, các kỹ năng trên là những kỹ năng rèn luyện được. Nhưng để tránh việc bạn sẽ “ngộp” trong thế giới marketing rộng lớn thì hãy tìm hiểu kĩ vai trò cụ thể bạn mong muốn làm và rèn luyện những kỹ năng để phục vụ cho vai trò đó nhé!

Đọc thêm: Cách Làm Nổi Bật CV Của Marketing Executive

Một số công việc “hot hit” trong ngành

Marketing Specialists (Chuyên viên Marketing)

Công việc chính là xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu. Bạn sẽ làm việc với các chiến lược hấp dẫn để thu hút khách hàng, đo lường hiệu quả và điều chỉnh để chiến dịch đạt kết quả tốt nhất.

Brand Manager (Chuyên viên quản lý thương hiệu)

Đây là “linh hồn” của thương hiệu. Bạn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, đảm bảo mọi người đều nhớ đến sản phẩm khi nhắc đến lĩnh vực của bạn.

Digital Marketing (Chuyên viên Marketing kỹ thuật số)

Nếu bạn yêu thích công nghệ và các nền tảng số, đây sẽ là vị trí lý tưởng. Bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook, Google, TikTok hay làm SEO để giúp website luôn đứng đầu trên công cụ tìm kiếm.

Public Relations (Chuyên viên PR – Quan hệ công chúng)

Nếu yêu thích giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ, đây là công việc dành cho bạn. Vị trí này sẽ chuyên viết thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện và xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp.

Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung)

Công việc này dành cho những bạn yêu viết lách, làm video, hoặc kể câu chuyện qua hình ảnh. Bạn có thể làm nội dung cho mạng xã hội, blog hoặc cả những video viral.

Internal Communications (Chuyên viên truyền thông nội bộ)

Một công việc thú vị khác là kết nối mọi người trong công ty. Bạn sẽ tổ chức các sự kiện, thiết kế bản tin và đảm bảo nhân viên cảm thấy gắn bó với văn hóa công ty.

Media Planner (Chuyên viên lập kế hoạch truyền thông)

Công việc của bạn sẽ là lên chiến lược, tìm hiểu khách hàng và chọn đúng kênh để chiến dịch đạt hiệu quả tốt nhất.

Content Creator là vị trí đa-zi-năng, không bị giới hạn ở phạm vi cụ thể nào

Sau khi học Truyền thông Marketing, bạn có thể làm việc ở:

Tóm lại, học Truyền thông Marketing ra làm gì không chỉ là vấn đề công việc, mà còn là một đam mê, một hành trình khám phá và sáng tạo không ngừng. Nếu bạn là người yêu thích giao tiếp, sáng tạo và muốn tạo ra những giá trị cho xã hội, thì Marketing chính là lựa chọn hoàn hảo.

Tham gia các cuộc thi về marketing

Thử sức trong các cuộc thi cũng là một ý kiến hay để bạn thu nhặt kiến thức cũng như trau dồi các kỹ năng cần có của nghề. Bạn sẽ được chỉ bảo, sửa sai từ những người bạn, người cố vấn đồng hành trong cuộc thi đó.

Hiện nay có rất nhiều sân chơi tranh tài dành cho các bạn trẻ yêu thích marketing như Vietnam Young Lions, Cannes Lions, Spikes Asia, Young Marketers…

Chấp nhận làm vị trí thấp để có kinh nghiệm

Anh Bùi Thanh Bình (1990), giám đốc truyền thông MediaZ chi nhánh TP.HCM, từng là một người thi trượt Đại học ngành Marketing.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chọn đi học nghề công nghệ thông tin trong 3 năm, sau đó làm cộng tác viên Marketing online cho tập đoàn VNG. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, tự tìm tòi học thêm kiến thức và áp dụng ngay kiến thức đó vào thực tế. Sau một thời gian “lăn lộn”, rèn giũa ở các công ty, anh đã có đủ tự tin để tự làm chủ sự nghiệp của mình.

Ngành Truyền thông Marketing thi khối nào? Tổ hợp môn

Hiện nay, ngành Truyền thông Marketing đang có xét tuyển dựa trên các tổ hợp A00, A01, C00, C01, D01, D03, D07, . Các tổ hợp gồm các môn sau:

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh.

C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý.

D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh.

D03: Toán – Ngữ văn – Tiếng Pháp.

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh.

D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh

D15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh

D78 Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh

Các tổ hợp môn đa dạng này sẽ mở ra cho các sinh viên thêm nhiều cơ hội ứng tuyển vào lĩnh vực Truyền thông Marketing này.

Đi làm, đi thực tập tại các công ty

Đây là cách rất tốt để bạn trải nghiệm công việc của một marketer thực sự. Bạn sẽ được làm việc với những người thực sự đã có sự am hiểu về ngành marketing. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là những ngành cần va chạm thực tế nhiều như tiếp thị, truyền thông.

Cũng chính vì thế mà khi đi thực tập, kiến thức bạn nhận được sẽ thực hơn và có tính ứng dụng cao đối với ngành.

Tuy nhiên, việc đi làm đòi hỏi sự nghiêm túc nhất định, không thoải mái như ở trong CLB. Những bạn còn đang đi học cần biết cách sắp xếp thời gian để đảm bảo cả việc học và làm.

Phương pháp này dành cho những người có ít thời gian, chỉ có thể tự mày mò, nghiên cứu tại nhà. Một số kênh và nguồn tài liệu bạn có thể tham khảo:

Nhưng dù sao đi nữa, bạn sẽ rất khó hệ thống kiến thức khi tự học, thường rơi vào tình trạng học xong quên ngay. Bạn cũng phải đảm bảo mình đủ “tự giác” để học nữa.

Chủ động tự học bằng nhiều cách

Nhân vật của câu chuyện tiếp theo sẽ là anh Bao Lan Diệu. Với background tưởng chừng rất không liên quan – 1 kỹ sư, nhưng anh lại có một cú rẽ ngang đầy thành công vào con đường Brand Manager.

Lối tư duy tưởng chừng khô khan của một kỹ sư lại trở thành thứ giúp anh có cách nhìn hệ thống và chiến lược trong các chiến dịch truyền thông và bán hàng của mình.

Hiện tại anh là Giám đốc Nhượng quyền của tập đoàn PepsiCo, một vị trí mà cả những người vốn đúng ngành từ đầu cũng phải mơ ước.

Và lời khuyên của anh là, nếu không có trường dạy mình, thì mình phải tự dạy mình theo nhiều cách, tự tìm tòi, hoặc học ở trung tâm. Kể cả bạn là người đã qua trường lớp thì vẫn phải tiếp tục chủ động học mới tiến xa hơn được trong sự nghiệp.

Học truyền thông Marketing ra làm gì?

Như ở trên có nói, học Truyền thông Marketing mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Vậy cụ thể, học Truyền thông Marketing ra làm gì? Dưới đây là một số công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp.