Số người đã quan tâm tới bài viết này: 648
Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin Cơ bản và Nâng cao
1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là gì?
+ Chứng chỉ ứng dụng CNTT là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).
+ Đây là Chứng chỉ tin học quốc gia mới (thay cho Chứng chỉ Tin học A, B trước đây) và bao gồm 02 cấp độ: Cơ bản và Nâng cao.
2. Những đối tượng nào nên thi để lấy chứng chỉ này?
Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản và nâng cao là cần thiết đối với học sinh, sinh viên (cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm) hoặc viên chức, công chức nhằm hoàn thiện hồ sơ thi nâng hạng, thi nâng bậc, chuẩn chức danh nghề nghiệp.
3. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản?
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định Chứng chỉ cơ bản bao gồm 6 Module:
– Những hiểu biết cơ bản về CNTT (IU01)
– Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
– Soạn thảo văn bản với MS Word (IU03)
– Sử dụng bảng tính với MS Excel (IU04)
– Trình chiếu với MS Power Point (IU05)
– Sử dụng Internet cơ bản (IU06)
4. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Nâng cao?
+Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định 09 module như bên dưới đối với Chuẩn sử dụng CNTT nâng cao.
+Thí sinh cần đủ 2 điều kiện: (i) Đã có Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (nêu trên) + (ii) Thi và đạt tối thiểu 03 trên 09 Module nâng cao (bên dưới) để được cấp Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao.
– Xử lý văn bản nâng cao (IU07)
– Sử dụng bảng tính nâng cao (IU08)
– Sử dụng trình chiếu nâng cao (IU09)
– Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (IU10)
– Thiết kế đồ họa hai chiều (IU11)
– Biên tập trang thông tin điện tử (IU13)
– An toàn, bảo mật thông tin (IU14)
– Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án (IU15)
Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích
Xe hybrid, hay còn gọi là xe lai, là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa hai bộ truyền động, bao gồm một động cơ chạy bằng xăng và một mô tơ chạy bằng điện. Điểm nổi bật của dòng xe hybrid là khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và động cơ vận hành mạnh mẽ.
Xe hybrid được phân thành ba loại cấu trúc truyền động cơ bản, bao gồm: hybrid nối tiếp, hybrid song song, hybrid kết hợp.
Động cơ hybrid nối tiếp, hệ thống dẫn động bánh xe được truyền lực trực tiếp từ động cơ điện. Trong khi đó, động cơ đốt trong chỉ có nhiệm vụ nạp điện cho ắc quy và cung cấp năng lượng cho động cơ điện.
Với động cơ hybrid song song, hệ thống dẫn động bánh xe được truyền lực trực tiếp từ cả động cơ điện và động cơ đốt trong. Bộ điều khiển trung tâm sẽ tự thiết lập khi nào cả hai động cơ cùng hoạt động song song và khi nào động cơ sẽ hoạt động độc lập.
Cuối cùng là động cơ hybrid kết hợp, đúng như tên gọi, đây là sự kết hợp giữa hệ thống động cơ hybrid nối tiếp và hybrid song song, giúp tận dụng tối đa thế mạnh và khắc phục được những nhược điểm ở cả hai loại động cơ. Hybrid kết hợp được sử dụng nhiều trong sản xuất chế tạo xe hybrid hiện nay.
Về cấu tạo của xe hybrid, nếu xe chạy động cơ xăng thông thường sẽ kết nối động cơ với cơ cấu truyền động làm quay bánh xe, thì với động cơ hybrid, ở giữa cơ cấu này có thêm một mô tơ điện cùng chia sẻ nhiệm vụ với động cơ xăng. Để cơ cấu hoạt động trơn tru cần có thêm các bộ phận hỗ trợ khác như bộ đổi điện, bộ chia công suất, bộ giảm tốc môtơ và đặc biệt là khối pin - nguồn cung cấp năng lượng cho mô tơ điện.
Vậy động cơ xăng và mô tơ điện của xe hybrid kết hợp với nhau như thế nào trong từng giai đoạn chuyển động của xe?
Đầu tiên, khi tài xế ấn nút khởi động xe, lúc này chỉ động cơ điện hoạt động, máy xăng vẫn "nằm im". Vì vậy, tài xế sẽ không nghe thấy tiếng nổ quen thuộc của động cơ xăng lúc đề máy. Đây cũng là điểm lạ với những khách hàng lần đầu dùng xe hybrid.
Khi tài xế nhấn ga cho xe di chuyển, lúc này tùy thuộc vào cách mà tài xế vận hành. Nếu nhẹ nhàng chân ga, sẽ vẫn chỉ có mô tơ điện làm việc, cung cấp lực kéo cho trục dẫn động, đẩy xe về phía trước. Nhưng nếu tài xế là người ưa thích chạy xe kiểu đạp sâu ga ngay lập tức, xe hiểu tài xế muốn tăng tốc nhanh, lúc này động cơ xăng sẽ được kích hoạt để hỗ trợ động cơ điện.
Bất cứ khi nào tài xế đạp thốc ga, dù tại vị trí đứng yên hay đang tốc độ đều đều, xe sẽ lấy thêm điện từ ắc-quy để bổ sung cho động cơ điện, đồng thời động cơ xăng hoạt động bổ sung.
Khi xe đã ổn định tốc độ, ví dụ đều đặn ở 60 km/h, cũng sẽ chỉ có động cơ điện hoạt động, nếu pin còn đủ năng lượng. Nhưng ở những dải tốc độ cao như thế này, động cơ xăng sẽ sẵn sàng can thiệp hơn nhiều so với khi đi tốc độ thấp, bởi lực kéo cần nhiều hơn.
Chỉ cần tài xế nhích thêm chút ga, động cơ xăng cũng sẽ khởi động, chạy máy phát điện cung cấp năng lượng cho môtơ điện cũng như tự mình cung cấp thêm sức kéo cho các bánh xe.
Giai đoạn tiếp theo, khi xe đang lăn bánh, tài xế buông chân ga hoặc phanh để giảm tốc, lúc này, động cơ lại đóng vai trò máy phát, sử dụng động năng lãng phí của xe khi phanh để nạp lại điện cho pin hybrid.
Cuối cùng, khi xe dừng lại hẳn, ví dụ chờ đèn đỏ, cả động cơ xăng và mô tơ điện sẽ tự ngắt để bảo toàn nguồn năng lượng.