Lào Cai Online – UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng tuyến tham quanh xanh tại Làng gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, TP Hội An). Theo UBND TP Hội An, việc triển khai thực hành [...]
Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Lào Cai
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
Về việc thành lập Đội kiểm soát liên ngành chống buôn lậu trên
tuyến đường sắt thuộc địa phận tỉnh Lào Cai
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc Hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 21/1999/TTLT-BTM-BGTVT-BCA-TCHQ, ngày 23/6/1999 của Liên Bộ Thương mại, Công an, Giao thông vận tải và Tổng cục Hải quan; Hướng dẫn việc tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 272/1999/QĐ-UB ngày 07/10/1999 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động của đội kiểm soát liên ngành đường sắt tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Chi cục quản lý thị trường, tại văn bản số 104/TC-QLTT, ngày 01/9/1999, về tổ chức và hoạt động của Đội kiểm soát liên ngành trên tuyến đường sắt thuộc địa phận tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của ông Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
Điều 1. Thành lập Đội kiểm soát liên ngành chống buôn lậu trên tuyến đường sắt thuộc địa phận tỉnh Lào Cai, gồm:
1. Đội trưởng: Ông Nguyễn Khắc Đạt - Đội phó Đội quản lý thị trường số 1
Chi cục quản lý thị trường tỉnh.
2. Đội phó: Ông Nguyễn Quang Điếm - Trạm trưởng thuế ga Phố Lu Chi cục thuế Bảo Thắng.
- Ông Nguyễn Hữu Hùng - Kiểm soát viên trung cấp thị trường - Chi cục quản lý thị trường tỉnh.
- Ông Nguyễn Hồng Khanh - Trạm trưởng Kiểm soát giao thông ga Phố Lu thuộc Công an tỉnh.
- Ông Hoàng Xuân Hạnh - Cán bộ, Công an tỉnh.
- Ông Nguyễn Huy Phòng - Kiểm lâm viên, Hạt kiểm lâm Bảo Thắng.
- Ông Lê Đình Chiến - Kiểm lâm viên, Hạt Kiểm lâm Bảo Yên
- Ông Nguyễn Ngọc Chung - Cán bộ, chi cục thuế Bảo Thắng.
- Ông Trịnh Văn Tư - Bảo vệ chuyên ngành đường sắt - Ga Phố Lu.
Ngoài số thành viên chính thức của Đội kiểm soát liên ngành nêu trên, khi Đội kiểm soát liên ngành tiến hành kiểm tra trên địa bàn của Ga nào thì Trưởng ga đó có trách nhiệm bố trí 1 cán bộ tham gia cùng đội kiểm soát liên ngành.
Điều 2. Trụ sở làm việc, thường trực của Đội kiểm soát liên ngành, đặt tại Ga Phố Lu, do nhà gia Phố Lu bố trí.
- Đội kiểm soát liên ngành chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh; Đội có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại quyết định số 272/1999/QĐ-UB ngày 07/10/1999 của UBND tỉnh.
Điều 3. Các ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh, Trưởng ga Phố Lu và các Trưởng ga khác có liên quan, Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên và các thành viên Đội kiểm soát liên ngành chống buôn lậu trên tuyến đường sắt thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai, có tên tại Điều 1 căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Laocaitv.vn - Được khởi công vào năm 1901, tới năm 1910, tuyến đường sắt Điền - Việt, một trong những công trình khó khăn nhất trong lịch sử thế giới cận đại được khánh thành. Ngay từ ngày đầu hình thành, tuyến đường sắt này đã tạo ra diện mạo mới cho vùng biên ải xa xôi của hai nước Việt - Trung. Kỷ niệm 115 năm thành lập tỉnh Lào Cai, chúng ta hãy cùng hồi tưởng về tuyến đường sắt Điền - Việt đã hơn 100 năm tuổi.
Tuyến đường sắt tới Lào Cai được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Khi xây dựng tuyến đường, người Pháp tham vọng khai thác tài nguyên của vùng Tây Bắc (Việt Nam) và vùng Tây Nam (Trung Quốc), nơi được coi là kho khoáng sản, lâm sản giàu có, đồng thời, thúc đẩy quá trình hình thành các đô thị nơi đường sắt đi qua. Đầu năm 1901, công trình chính thức được khởi công, bắt đầu từ Hải Phòng nối đến Hà Nội lên Việt Trì, Yên Bái, vào cuối năm 1906, đường sắt thông tuyến tới Lào Cai. Tới ngày 1/4/1910, tuyến đường sắt được khánh thành với độ rộng đường ray 1 m, chiều dài toàn tuyến 855 km; đoạn đường nằm trong lãnh thổ Việt Nam dài 389 km. Ông Vũ Tuấn Oanh, nguyên Trưởng ga Lào Cai (1993 -1998) chia sẻ: "Đây là điểm nối ray giữa ta với Trung Quốc tại đoạn km 050 là địa phận ga Lào Cai cũ. Ga này hoạt động trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, sau này ta tiếp quản ga Lào Cai vẫn hoạt động tại đây. Đến năm 1991 Ga Lào Cai cũ trả lại mặt bằng cho tỉnh và chuyển về ga Phố Mới là Ga Lào Cai bây giờ".
Hơn một thế kỷ xây dựng, khai thác, tuyến đường sắt này đã đóng vai trò to lớn với phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Cho tới nay, hệ thống đường bộ phát triển rộng khắp, nhưng đường sắt Điền - Việt xưa vẫn giữ vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa, hành khách. Đặc biệt là du khách quốc tế, khi đến Lào Cai đa phần đều chọn đi bằng đường sắt. Anh DAVID, du khách đến từ nước Anh chia sẻ: "Chúng tôi từ Hà Nội lên Lào Cai đi bằng tàu hoả, bởi vì đi tàu hoả có thời gian nghỉ ngơi, được ngắm phong cảnh dọc đường. Tôi thấy rất thú vị khi được đi tàu hoả".
Đường sắt Điền - Việt đã góp phần đánh thức tiềm năng vùng Tây Bắc.
“Đề pô Phố Mới” xưa, nay là Ga Quốc tế Lào Cai, hằng ngày vẫn liên tục đón đưa các chuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng hóa từ cảng biển Hải Phòng sang Côn Minh- Trung Quốc. Năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng lượng hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1 triệu tấn cho thấy tầm quan trọng của tuyến đường sắt này. Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là cơ hội phát triển mới của đường sắt Điền Việt xưa, đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc ngày nay. Ông Hoàng Đình Tứ, Trưởng ga Lào Cai cho biết: "Hiện nay Đảng, Nhà nước, tỉnh Lào Cai đã quan tâm đầu tư phát triển đường sắt. Trong thời gian qua tuyến đường sắt đã xuất nhập cảnh hàng triệu tấn hàng hoá và sẽ mở rộng khổ đường sắt sẽ thuận lợi cho khách du lịch đi tàu và nâng cao khả năng vận tải".
Đường sắt Điền - Việt đã góp phần đánh thức tiềm năng vùng Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Ra đời cùng với tuyến đường, sau 115 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, Lào Cai nay đã trở thành một tỉnh phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và đang trên con đường trở thành tỉnh phát triển của cả nước vào năm 2045.