Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.

Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, với thế và lực sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Yêu cầu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đặt ra nhiệm vụ ngày càng cao đối với Hà Nội; "Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phải làm thế nào để xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục nỗ lực hơn nữa để trở thành tấm gương mẫu mực, tiêu biểu, là niềm tự hào của đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Thủ đô cần gương mẫu, đi đầu thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, trước mắt là tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII; chuẩn bị tốt mọi mặt để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; dốc sức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Tập trung cao độ mọi giải pháp, khơi thông mạnh mẽ nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế; đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, có bản sắc, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo.

Chương trình nghệ thuật tái hiện những giai đoạn phát triển đầy tự hào của Thủ đô xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước - Ảnh: VGP/Gia Huy

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đặc sắc, hài hòa, thật sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, văn minh của nhân loại; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô thật sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; chính quyền hành động, nền hành chính dân chủ, hiện đại với tinh thần chủ động, sáng tạo.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích chung, lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường mở rộng hợp tác với thủ đô các nước, đẩy mạnh quảng bá về văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về văn hóa, con người Hà Nội với đồng bào cả nước, bạn bè quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài, tiếp tục nâng cao vị thế Thủ đô, đất nước trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chúng ta càng thêm tự hào, trân trọng những chiến công, thành tích đã đạt được; càng thấm thía sâu sắc giá trị quý báu không gì sánh được của độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, giá trị của hòa bình và phát triển. Chúng ta tự hào vì có Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến và anh hùng - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc", huy động mạnh mẽ sức dân, gắn kết chặt chẽ ý Đảng với lòng dân, nhất định Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ thực hiện thắng lợi căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sớm xây dựng "Thủ đô ta" trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa" hình mẫu trên thế giới, góp phần đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vùng thủ đô Hà Nội là một trong hai vùng đô thị Việt Nam theo quy hoạch của Bộ Xây dựng nhằm định hướng phát triển đô thị (tránh nhầm lẫn với 6 "vùng kinh tế - xã hội", hay 4 "vùng kinh tế trọng điểm" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập nhằm quản lý kinh tế - xã hội). Vùng thủ đô Hà Nội lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội hiện nay bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km².[2] Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.

Cùng với Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng và Chính phủ Việt Nam định hướng phát triển 2 vùng đô thị này trở thành các siêu đô thị và đại đô thị tầm cỡ khu vực và thế giới. Trong đó, Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng thành một "vùng đô thị cực lớn" (Mega Urban Region).[3]

Các đô thị trong vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, cũng như sự đô thị hóa nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 2000 mới có nghiên cứu do Bộ Xây dựng Việt Nam chủ trì về việc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đóng góp của chuyên gia nước ngoài.

Tháng 5 năm 2008, theo đề nghị số 11/TTr-BXD ngày 6 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức ban hành quyết định số 490/QĐ-TTg[4] thành lập Vùng thủ đô Hà Nội và quy hoạch định hướng phát triển vùng đô thị này đến năm 2020 tầm nhìn 2050. Khi đó, phạm vi quy hoạch của Vùng Thủ đô Hà Nội chỉ bao gồm thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây(đã được sát nhập vào Hà Nội), Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Đến tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành quyết định số 1758/QĐ-TTg[5] điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Phạm vi của vùng được tăng lên gồm Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh là: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (tăng thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.

Tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc căn cứ theo đề nghị bổ sung của Bộ Xây dựng lại tiếp tục ban hành quyết định 768/QĐ-TTg[6] điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Theo đó, số tỉnh thành của Vùng Thủ đô Hà Nội vẫn giữ nguyên là 10 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên định hướng phát triển đô thị của từng địa phương đã được quy định cụ thể hơn về vai trò, cũng như đặc trưng, lợi thế riêng và việc chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển lẫn nhau của các đô thị trong toàn vùng.

Hiện nay, Vùng Thủ đô Hà Nội gồm có Thành phố Hà Nội là trung tâm và 9 tỉnh lân cận, là:

Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vực Miền Bắc (Việt Nam).

Hiện nay, toàn vùng có 29 đô thị lớn:

Từ nay tới năm 2050, vùng thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư phát triển theo hướng hình thành ba tiểu vùng đô thị trực thuộc: Đó là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận (trong phạm vi từ 25 dến 30 km từ vùng đô thị trung tâm) và vùng đô thị vệ tinh ở ba phía: Tây, Đông và Đông Nam, Bắc và Đông Bắc.

Bốn thành phố trong đó có đô thị trung tâm là Hà Nội ngoài ra còn có ba đô thị vệ tinh là Vĩnh Yên, thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương sẽ là 4 đô thị đối trọng nhau có chức năng và nhiệm vụ như nhau, đô thị Vĩnh Phúc, đô thị Bắc Ninh và đô thị Hải Dương sẽ giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao.

Tại thời điểm năm 2006, dân số toàn vùng thủ đô Hà Nội là 12,462 triệu người trong đó 3,26 triệu người sống ở khu vực thành thị. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.