Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt trên 1,38 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng 6/2024 và tăng 22,7% so với tháng 7/2023

Xu hướng bền vững và thân thiện với môi trường

Bền vững và bảo vệ môi trường đang trở thành xu hướng quan trọng trong mọi ngành công nghiệp, và dăm gỗ cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ cần chứng minh rằng quy trình sản xuất của họ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, từ việc thu hoạch nguyên liệu gỗ một cách bền vững đến việc quản lý chất thải trong quá trình sản xuất.

GREEN MECH cam kết cung cấp các giải pháp sản xuất dăm gỗ bền vững, với các thiết bị tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải. Các sản phẩm của GREEN MECH không chỉ giúp doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường mà còn tối ưu hóa chi phí vận hành, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu

Trong ngành công nghiệp dăm gỗ, chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu cơ bản mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trên thị trường quốc tế. Những yêu cầu ngày càng cao về độ ẩm, kích thước và hàm lượng tạp chất buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe từ phía khách hàng, đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Để cạnh tranh hiệu quả, không chỉ cần có giá cả hợp lý, mà chất lượng dăm gỗ phải luôn đạt đến mức hoàn hảo.

GREEN MECH cung cấp các giải pháp toàn diện và tối ưu cho quy trình sản xuất dăm gỗ, từ máy băm gỗ có khả năng băm đồng đều, máy sàng lắc loại bỏ tạp chất cho đến hệ thống kiểm soát chất lượng tự động. Các thiết bị của GREEN MECH được thiết kế để giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình sản xuất, đảm bảo mỗi lô hàng dăm gỗ đều đạt chuẩn chất lượng cao nhất.

Hơn nữa, với khả năng vận hành ổn định và tiết kiệm năng lượng, thiết bị của GREEN MECH giúp doanh nghiệp không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn duy trì được tính nhất quán về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong quy trình, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín vững chắc, gia tăng lòng tin từ các đối tác quốc tế, và mở ra nhiều cơ hội phát triển trên các thị trường mới.

Sự đầu tư vào công nghệ tiên tiến của GREEN MECH không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với các yêu cầu và tiêu chuẩn thay đổi, bảo vệ vị thế cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn.

Liên hệ để được báo giá và tư vấn kĩ hơn về lợi thế cạnh tranh của dăm gỗ Việt Nam

Thị trường dăm gỗ quốc tế năm 2024 đang mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức. Việc nắm bắt và thích ứng với các xu hướng mới sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn mở rộng thị phần trên thị trường toàn cầu. Với các giải pháp công nghệ tiên tiến từ GREEN MECH, doanh nghiệp của bạn sẽ luôn sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất từ thị trường quốc tế.

Máy băm gỗ công suất lớn của GREEN MECH giúp tái chế và xử lý gỗ hiệu quả, tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và tạo môi trường làm việc bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài máy băm gỗ, chúng tôi cung cấp máy chế biến gỗ công nghiệp như máy nghiền,  máy sàng dăm gỗ, máy ép, máy mài dao, và máy bóc vỏ cây.

Hãy đến với GREEN MECH để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và khác biệt, cùng nhau đóng góp tích cực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.

Để được tư vấn chi tiết, hãy truy cập website: maybam.vn hoặc liên hệ ngay số Hotline (Zalo): 0935.995.035 hoặc qua số tổng đài: 094.110.8888 để được hỗ trợ.

Báo cáo Xuất nhập khẩu ngành gỗ hết 6 tháng năm đầu năm 2024 cung cấp thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam hết 6 tháng đầu năm 2024 và cập nhật thông tin về tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành gỗ và một số quy định tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang tác động tới hình hình xuất khẩu của ngành. Các nét chính trong Báo cáo này gồm:

Tình hình xuất khẩu 6 tháng năm 2024: Giá trị xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nửa đầu 2024 tăng, đạt 7,36 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2023

Mỹ: Kim ngạch đạt trên 3,98 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 54,1% giá trị xuất khẩu G&SPG của ngành vào tất cả các thị trường.

Trung Quốc: Trên 1,07 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhật Bản: Trên 788,59 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 10,7% giá trị xuất khẩu.

Hàn Quốc: Trên 387,78 triệu USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

EU: Trên 274,38 triệu USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 3,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Canada: Đạt 112,34 triệu USD, tăng 24,6 % so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Vương quốc Anh: Trên 106,49 triệu USD, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Indonesia: Trên 101,67 triệu USD, tăng 126,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Malaysia: Trên 75,58  triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ấn Độ: đạt trên 73,86 triệu USD, tăng 94,9% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chính: Đồ gỗ, ghế ngồi, dăm gỗ, gỗ dán, viên nén và ván bóc là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong 6 tháng đầu năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này 6 tháng đầu năm 2024 đạt 5,48 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Đồ gỗ (HS 9403): Đạt 2,93 tỷ USD, chiếm 39.8%% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Ghế ngồi (HS 9401): Đạt 1,59 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Dăm gỗ (HS 4401.22): Đạt 9,08 triệu tấn, tương đương 1,32 tỷ USD, tăng 47,1% về lượng và 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 17,9% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.

Gỗ dán và gỗ ghép (HS 4412) : Đạt trên 1,6 triệu m3, tương đương 487,29 triệu USD, tăng 34,1% về lượng và 24,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Viên nén (HS 4401.31): Đạt 2,6 triệu tấn, tương đương 345,5 triệu USD, tăng 25,9% về lượng và 6,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 4,7% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Ván bóc (HS 4408): Đạt 644,09 nghìn m3, tương đương 144,45 triệu USD, tăng 16,7% về lượng và 38,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu 2024 của nhóm DN FDI : Sáu tháng đầu 2024 có 669 DN FDI tham gia xuất khẩu, chiếm khoảng 20% tổng số DN tham gia khâu này. Trong giai đoạn này, kim ngạch XK của khối này đạt 3,48 tỷ USD, ương đương 47,3% trong tổng kim ngạch XK của cả ngành trong cùng giai đoạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Đồ gỗ, ghế ngồi và gỗ dán là nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khối DN FDI, với kim ngạch xuất khẩu của 3 nhóm này 6 tháng đầu 2024 đạt 3,02 tỷ USD, chiếm gần 87% trong tổng kim ngạch XK của khối này trong cùng giai đoạn.

Số DN FDI tham gia xuất khẩu các mặt hàng như viên nén, dăm gỗ rất ít. Điều này cho thấy khối DN FDI chủ yếu tham gia khâu XK các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Cũng giống như đầu ra của khối DN nội địa (DN Việt), Hoa Kỳ là thị trường XK quan trọng nhất của khối DN FDI. Trong 6 tháng đầu 2024 có 67% số DN trong tổng số DN FDI tham gia XK vào thị trường này, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 78% trong tổng kim ngạch XK của cả khối FDI. Tỷ trọng này cao hơn nhiều so với tỷ trọng kim ngạch XK vào thị trường này chung của cả ngành (54,1%). Điều này có nghĩa rằng tỷ trọng XK vào Hoa Kỳ của các DN nội địa thấp hơn nhiều so với tỷ trọng chung.

Các thị trường đầu ra quan trọng khác của khối DN FDI bao gồm Nhật, Trung QUốc, EU và Hàn Quốc. Tuy nhiên tầm quan trọng của các thị trường này so với thị trường Hoa Kỳ nhỏ hơn rất nhiều. Sáu tháng đầu 2024 kim ngạch xuất khẩu của khối DN FDI sang các thị trường này lần lượt là 7,9%, 2,3%, 2,3% và 1,8%.

Tình hình nhập khẩu 6 tháng năm 2024: Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam đạt trên 1,32 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Các thị trường nhập khẩu chính : Trong 6 tháng đầu năm 2024 có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp G & SPG cho Việt Nam. Các nguồn cung chính bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Lào, Ca-mơ-run và Thái Lan. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 5 thị trường này trong nửa đầu 2024 đạt 891,2 triệu USD, chiếm trên 67,5% tổng giá trị nhập khẩu G&SPG cả nước.

Trung Quốc: Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu 2034 đạt 533,16 triệu USD, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 40,4% tổng kim ngạch NK G & SPG của cả nước.

Mỹ: Kim ngạch nhập đạt 145,45 triệu USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11% tổng kim ngạch NK.

Lào: Kim ngạch nhập đạt 83,98  triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 6,7% tổng kim ngạch NK.

Ca-mơ-run: Kim ngạch nhập đạt 63,43 triệu USD, giảm 39,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 4,8% tổng kim ngạch NK.

Thái Lan: Kim ngạch nhập đạt 61,17 triệu USD, tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2023, chiếm 4,6% tổng kim ngạch NK.

Các mặt hàng nhập khẩu chính: Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu (HS 44) đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 87,1%. Kim ngạch nhập các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ (HS 9403) và ghế ngồi (HS 9401) đạt 186,38 triệu USD, chiếm 12,9%. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch bao gồm gỗ xẻ (kim ngạch 6 tháng đầu 2024 chiếm 32,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu), gỗ tròn (17,4%), veneer/ván bóc (12,9%), gỗ dán (8,7%), ván sợi (7,1%), đồ gỗ (7%), ghế ngồi (7,1%).

Tình hình nhập khẩu của các DN FDI: Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 470,33 triệu USD, chiếm 36% tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2023.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của nhóm DN FDI: Gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ dán là ba mặt hàng nhập khẩu chủ đạo của khối DN FDI. Trong 6 tháng đầu 2024 giá trị NK của 3 mặt hàng này chiếm 46% tổng kim ngạch nhập khẩu G & SPG của khối DN FDI. Các thị trường NK quan trọng của khối DN FDI bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Xem thông tin báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY. Quý vị vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.