- Tên sản phẩm: Tranh ghép lụa truyền thống Vụn Art cô gái Nhật - Màu sản phẩm: Ngẫu nhiên do được sản xuất từ lụa vụn- Kích thước: A1-2-3-4- Chất liệu: nền tranh được làm từ vải canvas tự nhiên. Họa tiết lụa trên tranh từ 100% lụa truyền thống Vạn Phúc, nhuộm màu tự nhiên hoàn toàn không hóa chất độc hại.- Mô tả sản phẩm: Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với núi Phú Sĩ, với hoa Anh đào mà còn nổi tiếng với những cô gái tinh tế, xinh đẹp trong bộ Kimono tinh xảo được thể hiện qua nét vẽ tài hoa của Itō Shinsui. Itō Shinsui là bút danh của một họa sĩ Nihonga và nghệ sĩ in khắc gỗ ukiyo-e ở Nhật Bản thời Taishō- và Shōwa. Ông là một trong những tên tuổi lớn của phong trào nghệ thuật shin-hanga. Itō được biết đến với tư cách là một chuyên gia trong thể loại bijin-ga - những bức tranh về phụ nữ xinh đẹp. Các tác phẩm của ông đã được các nhà phê bình nghệ thuật hết lời khen ngợi, và danh tiếng của ông đã sớm vang danh.
Nên khám phá Phú Sĩ Ngũ Hồ vào thời điểm nào?
Diamond Fuji là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt và vô cùng nổi tiếng ở Nhật Bản. Nếu muốn một lần được chiêm ngưỡng nó từ khu vực Phú Sĩ Ngũ Hồ, bạn nên lên kế hoạch đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 10 cho đến tháng 2.
Mùa xuân ở Nhật Bản thường kéo dài trong 3 tháng, từ tháng 2 cho đến tháng 4. Đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp, cảnh vật sống động khiến cho mọi bức hình của bạn trở nên chân thực và xinh đẹp nhất.
Từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 là mùa của hoa oải hương tím nở rộ, thời điểm diễn ra lễ hội hoa oải hương Fuji Kawaguchiko được tổ chức tại công viên Oishi, với sự hội tụ của hơn 10.000 bông hoa lavender đua nhau khoe sắc.
Điểm danh Ngũ Hồ đẹp như tranh dưới chân núi Phú Sĩ
Yamanaka là hồ lớn nhất, cao nhất và cũng là hồ gần núi Phú Sĩ nhất trong Phú Sĩ ngũ hồ, nằm gần Oshino Hakkai, một thị trấn nhỏ với tám suối nước tinh khiết được nuôi dưỡng bởi nước ngầm bắt nguồn từ núi Phú Sĩ.
Địa điểm phổ biến để ngắm núi Phú Sĩ từ Yamanakako chính là Panorama Dai. Để đến được Panorama Dai, bạn cần đi bộ 30 phút từ trạm xe bus Mikuniyama Hiking Course Iriguchi.
Chèo thuyền, câu cá, lướt ván cùng các môn thể thao dưới nước là những hoạt động chính ở Yamanakako. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm tắm suối nước nóng Onsen và mua sắm tại Gotemba Oulet ở khu vực Yamanakako.
Trong số 5 hồ, Kawaguchiko là địa điểm dễ đi nhất và cũng có nhiều điểm tham quan hấp dẫn nhất. Hồ có chiều dài bờ hồ dài nhất, độ cao tuyệt đối thấp nhất, lớn thứ hai, và sâu thứ ba trong Phú Sĩ Ngũ Hồ. Chính giữa hồ có một đảo nhỏ, gọi là Unoshima.
Tại khu vực hồ Kawaguchiko, có một chiếc xe bus chạy dọc theo bờ hồ đưa du khách đến tất cả các bảo tàng khác nhau, chẳng hạn như Bảo tàng Nghệ thuật Itchiku Kubota – được biết đến với bộ sưu tập Kimono tuyệt đẹp. Kawaguchiko cũng được biết đến như một trong những điểm khởi đầu để leo núi Phú Sĩ.
Lễ hội pháo hoa mùa hè ở đây cũng bùng nổ ngoạn mục và khó quên. Đặc biệt, hồ Kawaguchiko cũng là nơi ngắm lá đỏ tuyệt đẹp vào mùa thu. Kawaguchi thu hút nhiều khách du lịch nhất bởi đây là nơi nghỉ ngơi lý tưởng sau hành trình leo và xuống núi Phú Sĩ đầy gian khổ.
Saiko trong tiếng Nhật có nghĩa là tốt nhất hoặc vĩ đại nhất. So về diện tích và mức độ phát triển thì hồ Saiko không bằng hồ Kawaguchiko. Du lịch cũng không phát triển bằng nhưng nơi đây là nổi tiếng với những du khách ưa khám phá, du lịch “bụi” với những hoạt động leo núi, cắm trại và khám phá hang động.
Tới với hồ Saiko, bạn có thể khám phá những hang động được tạo nên từ những đợt phun trào núi lửa gồm 3 hang Ice Cave, Wind Cave và Bat Cave đều đã được quy hoạch để khách du lịch có thể tiện tham quan.
Hồ Saiko là nơi lý tưởng để bạn thực hiện những buổi cắm trại, chèo thuyền, câu cá và các hoạt động ngoài trời khác. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm làng cổ Iyashi No Sato gần hồ Sai, tìm hiểu về các nghề thủ công, văn hoá vùng Saiko.
Nằm ở cực Tây của Phú Sĩ ngũ hồ, hồ Motosu là địa điểm được vinh hạnh in trên tờ tiền 1000 yên, đồng thời là hồ nước ngọt sâu thứ chín ở Nhật Bản. hiệt độ hồ không bao giờ xuống dưới 39 độ F, đó là lý do khiến nó trở thành hồ duy nhất trong năm hồ không đóng băng vào mùa đông.
Vì nơi đây không quá phát triển với các dịch vụ du lịch nên các phương tiện công cộng thường không đến được. Cắm trại, đi bộ đường dài, cưỡi ngựa, câu cá, chèo thuyền và các môn thể thao dưới nước là những hoạt động cơ bản nơi đây vào những tháng có thời tiết ấm.
Nằm giữa hồ Motosuko và hồ Saiko, Shojiko là hồ nhỏ nhất trong Phú Sĩ Ngũ Hồ. Ba hồ này được hình thành từ dòng dung nham núi lửa từ núi Phú Sĩ. Ngay từ thời Minh Trị, rất nhiều các khách sạn đã được xây dựng ở đây và kể từ đó, nó thu hút không ít du khách từ khắp thế giới.
Đây cũng là một địa điểm nổi tiếng để đánh bắt nhiều loại cá herabuna hay cá diếc. Các họa động ngoài rời như đi bộ đường dài, cắm trại và câu cá rất phổ biến quanh hồ, cũng như các môn thể thao dưới nước như trượt nước và chèo thuyền.
Trên đây là sơ lược những thông tin cơ bản về Phú Sĩ Ngũ Hồ mà Sakos tổng hợp để chia sẻ cùng các bạn. Tham khảo thêm thật nhiều thông tin thú vị về đất nước Nhật Bản trên trang tin của Sakos nhé.
Melde dich an, um fortzufahren.
Học sinh tập thể dục tại nhà đa năng của Trường tiểu học Junko - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Nằm trên con đường tỉnh lộ qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có một ngôi trường mang tên của một người con gái... Nhật Bản. Di ảnh của cô để trong phòng truyền thống nhà trường.
Giấc mơ dang dở của cô gái Nhật
Trong căn nhà kế bên con đường liên huyện, thầy Trần Công Trường - nguyên hiệu trưởng Trường tiểu học Junko - đang vui đùa cùng đứa cháu nội.
Nhắc về những ngày đầu xây dựng Trường Junko, đôi mắt thầy lại đầy hoài niệm.
Thầy Trường là người có mặt tại trường từ khi nơi đây còn là đồng ruộng.
"Mới đó mà đã 1/4 thế kỷ rồi" - thầy Trường nói.
Năm 1993, Junko Takahashi đang học năm thứ ba ĐH Meiji Gakuin, cô cùng người bạn thực hiện chuyến du lịch một tháng tại Việt Nam. Họ đi qua Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An và TP.HCM, vừa xem phong cảnh, vừa tìm hiểu văn hóa và tình hình đầu tư của doanh nghiệp Nhật.
Theo giáo sư hướng dẫn ở đại học của Junko, hai người khi trở về Nhật đã kể lại chuyến đi ở Việt Nam đầy thích thú với cảnh lạ, nhưng cảm thấy thật gần gũi và nhất là cảm thấy thân thiết với người dân các nơi mà họ gặp.
Đồng thời, họ cũng thấy Việt Nam lúc đó quá nghèo, nhiều trẻ em lang thang ngoài đường thay vì đến trường học. Junko mong sẽ có cơ hội đóng góp vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
"Junko muốn trở lại Việt Nam, giúp đỡ trẻ em có môi trường học tập tốt hơn. Tất cả những điều ấy cô ghi lại trong cuốn nhật ký luôn mang theo trong suốt hành trình" - thầy Trường kể.
Trở về Nhật Bản, Junko hoàn thành bài luận của mình. Giáo sư Ebashi Masahiko, người tiếp nhận bài luận của Junko, cho biết một đoạn ngắn trong bài luận này khiến ông đánh giá rất cao tâm hồn của cô học trò.
"Junko viết: Tôi nghĩ cần phải tạo điều kiện thuận lợi để các bạn Việt Nam cũng như mọi người thuộc các nước đang phát triển được khỏe mạnh và được hưởng một nền giáo dục toàn diện, không chỉ bằng hình thức viện trợ tài chính mà còn hỗ trợ trên tất cả các mặt".
Thật kỳ lạ, chỉ đến Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi, Junko lại muốn dành tuổi trẻ của mình cho giáo dục của Việt Nam.
Trớ trêu thay, những dự tính ấp ủ của cô gái Nhật phải gác lại vào ngày 9-12-1993, khi tai nạn giao thông cướp đi tính mạng cô.
Ông bà Horotaro Takahashi rất đau đớn trước cái chết đột ngột của con. Trong những di vật còn lại của Junko, ông Horotaro thấy cuốn nhật ký của con gái và họ quyết định hoàn thành tâm nguyện của con.
Di ảnh của Junko tại Trường tiểu học Junko - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Nhưng vì sao cha mẹ Junko lại chọn miền quê nghèo Điện Phước - trong khi con gái chưa từng đến vùng quê này? GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Tokyo), là người tường tận về sự lựa chọn này.
Theo GS Thọ, sau khi Junko mất, cha mẹ cô muốn thực hiện ý nguyện của con gái về việc xây dựng một cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Họ muốn dùng tiền bồi thường bảo hiểm, và tiền họ để dành cho đám cưới của Junko trong tương lai... vào việc này.
Ông bà đã đến bàn với GS Ebashi Masahiko - người hướng dẫn của Junko - và họ đã quyết định xây dựng giúp Việt Nam một trường tiểu học. Nhưng GS Ebashi không biết nên bắt đầu như thế nào.
"Vốn là bạn của GS Ebashi, tôi được ông hỏi ý kiến và đề nghị làm đầu mối tiếp xúc với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Trong một chuyến về quê sau đó tôi đã đến gặp ông Nguyễn Đình An - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng - và đề nghị tỉnh quan tâm dự án, chọn một làng quê ở Quảng Nam để xây dựng một trường tiểu học" - GS Thọ cho biết.
Sau đó, GS Thọ đã giới thiệu GS Ebashi Masahiko với em trai mình là GS Trần Văn Nam (nguyên giám đốc ĐH Đà Nẵng). Hai người đã cùng với ông bà Takahashi tìm hiểu và lựa chọn địa điểm.
Với truyền thống "Ngũ phụng tề phi", đất học Điện Bàn, xã Điện Phước đã được các bên thống nhất lựa chọn.
Điện Phước còn có vị trí địa lý không quá xa Hội An hay Đà Nẵng để người Nhật, nhất là các thế hệ sinh viên ĐH Meiji Gakuin, có thể dễ dàng ghé thăm...
Ân tình ấy nhận được sự đồng thuận của chính quyền lẫn người dân Điện Phước. 100.000 USD (hơn 1 tỉ đồng thời đó), số tiền mang tâm nguyện của cô gái trẻ biến thành những viên gạch, dựng lên ngôi trường khang trang 2 tầng với 8 phòng học, nhà thi đấu, công trình vệ sinh... cùng nhiều trang thiết bị dạy học.
Ngày 4-9-1995, ngôi trường hoàn thành đưa vào sử dụng. Chẳng thể nói hết niềm vui của thầy và trò, người dân nơi đây. Mọi người đến dự rất đông, tất cả đều thương cảm và xúc động trước tấm lòng của Junko.
Theo thầy Trường, cha mẹ Junko không đề nghị lấy tên con gái mình đặt tên trường. Nhưng đến năm 2003, ngôi trường được chính quyền địa phương đổi tên thành Trường tiểu học Junko để tri ân cô gái Nhật đoản mệnh.
Ngôi trường mang tên cô gái Nhật ở Điện Phước - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Thầy Lê Quốc Hà, hiệu trưởng Trường tiểu học Junko, dẫn chúng tôi đi quanh trường, đâu đâu cũng thấy những hình bóng về Junko. Thầy Hà tâm sự: "10 năm sau khi trường hoạt động, Hiệp hội Junko lại đến xây thêm tầng trên để hoàn thiện hạ tầng, hằng năm họ đến trường hai lần để trao quà cho học trò".
Thấy chúng tôi bất ngờ về Hiệp hội Junko, thầy Hà chia sẻ: "Tấm lòng của Junko lan tỏa rất lớn, các giáo viên và sinh viên nhiều trường đại học ở Nhật Bản đã thành lập hiệp hội này để tiếp nối sứ mệnh dang dở của cô.
Để chắp cánh ước mơ cho học sinh Việt Nam, hiệp hội phối hợp với ĐH Đà Nẵng thành lập chương trình học bổng du học Nhật Bản, tạo điều kiện để học sinh và sinh viên hai nước tìm hiểu và tiếp cận văn hóa, kiến thức của nhau".
Junko ra đi lúc đôi mươi, nhưng đã để lại nhân gian một câu chuyện cổ tích. Tên cô vẫn được học trò ở đây đeo trên ngực áo mỗi ngày.
Học bổng dành cho cựu học sinh Junko
Mỗi năm, cựu học sinh Trường tiểu học Junko thi đậu vào ĐH Đà Nẵng và có thành tích học tập giỏi nhất sẽ được nhận học bổng sang Nhật Bản một năm.
Tại đây, các em sẽ có thời gian một năm để học 12 tín chỉ tại ĐH Meiji Gakuin.
Tính đến nay đã có hơn 10 em là cựu học sinh Trường tiểu học Junko được nhận học bổng này.
Kỳ tới: Ngôi trường sau cơn bão Chanchu