Là một trong những khu chợ đêm lớn nhất ở Cao Hùng, chợ đêm Lục Hợp sẽ mang lại trọn vẹn trải nghiệm Đài Loan về đêm của bạn.
Chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung sở hữu cầu kính độc đáo
Cầu kính chùa Cao, hay còn gọi là cầu kính Hà Trung Thanh Hóa, đang thu hút sự chú ý của giới trẻ trong và ngoài tỉnh. Nằm trên bàn tay Phật của chùa Cao Hà Lĩnh, cây cầu kính độc đáo này là điểm nhấn kiến trúc của ngôi chùa. Với thiết kế ấn tượng, cầu kính đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là giới trẻ, tạo cơ hội cho họ chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội.
Chùa Cao nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo hiếm có, đặc biệt là cây cầu kính trên bàn tay Phật, tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Thanh Hoá. Sự hấp dẫn của chùa Cao có được từ sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố như: tâm linh, văn hóa và cả những trải nghiệm mới lạ mang lại. Trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ.
Trong đó, cây cầu kính trên bàn tay Phật chính là công trình độc đáo, thiết kế của nó tựa như Phật đang giữ chặt cây cầu trong lòng bàn tay. Đến đây để bước lên cây cầu kính ngắm cảnh phía dưới cũng như chụp lại những bức ảnh độc đáo, ấn tượng. Cây cầu kính thường được xem là biểu tượng cho sự bình an, lòng nhân ái và tình thương mà tôn giáo và tâm linh mang lại.
Chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung không chỉ được biết đến là địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Thanh Hóa, mà còn là nơi dừng chân lý tưởng để có thể ngắm cảnh, nơi mọi người có thể khám phá về văn hóa và tôn giáo của địa phương nơi đây cũng như có được những bức ảnh check in đẹp độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được.
Thông tin về Chùa Cao ở Hà Trung Thanh Hóa
Chùa Cao trước đây được gọi là chùa Vĩnh Phúc, nằm trong làng Cối Thị, hiện tại thuộc xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Ngôi chùa này cũng nằm trong quần thể di tích cùng với phủ Trung. Chùa tọa lạc trên sườn núi Mã Lim, sở hữu vị trí đẹp và có thể nhìn ngắm toàn cảnh một khu vực rộng lớn của thị trấn Hà Trung.
Quần thể di tích chùa Cao cùng đền Cối Thị được xây dựng cùng trên một ngọn núi. Chùa Cao nằm trên đỉnh núi, còn đền Cối Thị ở dưới chân núi. Du khách có thể đi bộ từ đền Cối Thị lên chùa Cao, quãng đường khoảng 300m. Chùa Cao được xây dựng từ thời nhà Lê mang đậm kiến trúc cổ kính. Hiện nay, kiến trúc cổ của chùa đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, vẫn còn một số di vật như: bia rùa đá, khánh đá, chân tảng đá, 5 bát hương đá, gạch và ngói cũ.
Chùa Cao ở Thanh Hoá được xây dựng lại vào năm 2020 với những nét kiến trúc độc đáo, nổi bật là bàn tay Phật khổng lồ cùng 4 pho tượng Bồ Tát quay mặt ra bốn hướng “Đông - Tây - Nam - Bắc”. Không những thế, chùa còn lưu giữ tấm bia đá cổ có niên đại hơn 5 thế kỷ, bên trên có ghi chép lịch sử chùa thể hiện sự trường tồn qua thời gian. Gần cửa vào ngôi nhà thờ tạm, du khách có thể chiêm ngưỡng tấm bia đá này.
Tấm bia đá cổ, trải qua hàng trăm năm, đã khiến các chữ khắc trên bề mặt phai nhạt theo thời gian. Mặc dù kiến trúc gốc của chùa đã không còn, thế nhưng nơi đây vẫn là minh chứng quan trọng cho lịch sử và văn hóa của vùng đất Thanh Hóa anh hùng. Nơi đây mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với cộng đồng địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Chùa Cao Hà Trung không chỉ là một địa điểm tâm linh thiêng liêng, mà còn là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa và lịch sử địa phương. Quá trình khôi phục để bảo tồn chùa Cao có ý nghĩa vô cùng lớn, một mặt giúp thế hệ mai sau hiểu biết thêm về quá khứ, mặt khác góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tâm linh, văn hóa quý báu của nơi đây cho các thế hệ tiếp nối.
Giới thiệu về Cao Hùng (Kaohsiung)
Thành phố Cao Hùng (Kaohsiung) là một thành phố nằm tại miền Nam Đài Loan, là thành phố lớn thứ 2 và cũng là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương của Đài Loan. Không giống như Đài Bắc, đường phố ở Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông thoáng hơn nhiều. Không chỉ phát triển mạnh về nông nghiệp, công nghiệp mà cảng Cao Hùng còn là cảng chính của Đài Loan, nơi mà phần lớn dầu mỏ được nhập khẩu. Bên cạnh đó, Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Không những mạnh về kinh tế mà du lịch Cao Hùng cũng thu hút với nhiều công trình kiến trúc, trung tâm nghệ thuật, danh lam thắng cảnh tự nhiên hay những khu chợ đêm nhộn nhịp.
Cao Hùng được thành lập vào gần cuối thế kỷ 17, khi đó được gọi là Đả Cẩu (“Dǎgǒu” nghĩa đen là "đánh chó") bởi những người nhập cư Phúc Kiến. Tên gọi này được cho là bắt nguồn từ ngôn ngữ Makatao của người thổ dân bản địa và có nghĩa là "rừng tre". Cho đến khi người Hà Lan đến xâm chiếm và đặt tên khu vực này là Tancoia. Sau đó Trịnh Thành Công đã đánh đuổi người Hà Lan và lập nên một chính quyền phục Minh vào năm 1662. Con trai của ông - Trịnh Kinh đã đổi tên ngôi làng này là Vạn Niên Châu (nghĩa đen là "vùng đất vạn năm") vào năm 1664.
Đến năm 1684, triều đình nhà Thanh đã sáp nhập Đài Loan và đổi tên khu vực bao gồm cả Cao Hùng ngày nay thành huyện Phượng Sơn. Năm 1895, Đài Loan bị nhượng lại cho Nhật Bản quản lý theo Hiệp ước Shimonoseki. Vào thời kỳ này, tên gọi của thành phố chuyển thành Cao Hùng (phiên âm theo tiếng Nhật là “Takao”). Tuy rằng từ Takao và Dǎgǒu đều có phát âm tương tự nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau hoàn toàn, 1 cái là “đánh chó” còn 1 cái lại là “cao lớn hùng vĩ”. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc giành quyền kiểm soát Đài Loan trở lại vào năm 1945, tên gọi bằng Hán tự mà người Nhật đặt cho thành phố này vẫn được sử dụng và phiên âm thành “Kaohsiung”.
Địa điểm du lịch ở Hà Trung nên ghé
Đền Cô Bơ, nằm ở vị trí ngã ba sông, là một phần của quần thể di tích gồm: đền Hàn Sơn, chùa Ngọc Sơn, đền Cô Bơ thuộc địa phận 5 huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Hoằng Hoá và Yên Định. Địa điểm tham quan gần chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung này là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện truyền thuyết tâm linh kỳ bí, với lịch sử lâu đời hơn đã hơn 500 năm.
Hàng năm, vào ngày 12/6, tại đây người dân địa phương sẽ tổ chức lễ rước kiệu, rước bóng Cô Bơ để về hầu thánh mẫu Đệ Tam đền Hàn. Lễ hội truyền thống ở đền Cô Bơ mang ý nghĩa tâm linh rất sâu sắc. Ngoài ra, Đền Cô Bơ còn nổi tiếng với cảnh quan sơn thủy hữu tình, kiến trúc độc đáo và được xem là vùng đất linh thiêng của xứ Thanh.
Cầu Lèn không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các vùng miền, mà còn là minh chứng lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Từ khi cầu Lèn được thông xe, khu vực Lèn trở nên sầm uất, nhộn nhịp hơn hẳn. Nằm cách cầu Lèn chỉ vài trăm mét là tượng đài lịch sử, ghi dấu những chiến công oai hùng của thế hệ cha anh đi trước trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Chợ Đò Lèn là trung tâm mua bán của huyện Hà Trung, nơi đây không chỉ giao thương sầm uất mà còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc. Nơi đây tập trung đủ loại hàng hóa phong phú với mức giá đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi người. Đến đây sau khi tham quan chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo với mức giá rẻ, làm nên sức hấp dẫn riêng hút khách.
Đền Chầu Đệ Tứ (Đền Cây Thị) nằm ở xã Hà Ngọc, không chỉ mang vẻ đẹp như một bức tranh sơn thủy mà còn có ý nghĩa văn hóa và lịch sử sâu sắc đối với dân tộc. Chầu Đệ Tứ, được biết đến là vị thánh thứ tư trong đạo Mẫu tứ phủ mang hiệu Chiêu Dung công chúa. Nhằm tưởng nhớ công lao của bà, người dân huyện Hà Trung đã và đang cùng nhau trùng tu và tôn vinh đền, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và thu hút khách du lịch từ khắp nơi.
Chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung được công nhận là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Thanh Hóa, điểm đến tâm linh nơi du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và trải nghiệm sự thanh tịnh. Kết hợp hài hòa giữa yếu tố tâm linh và cảnh sắc thiên nhiên, Chùa Cao tạo ra một không gian độc đáo, thú vị và cuốn hút đối với mọi du khách.
Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Cao Hùng hay Kaohsiung (chữ Hoa phồn thể:高雄市, bính âm thông dụng: Gaosyóng, bính âm Hán ngữ: Gāoxióng, POJ: Ko-hiông; tọa độ 22°38'N, 120°16'E) là một thành phố nằm tại miền Nam Đài Loan. Đây là thành phố lớn thứ 2 tại Đài Loan với số dân 1,51 triệu người, và là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương của Đài Loan. Thành phố có 11 quận, mỗi quận có một văn phòng quận quản lý công việc hàng ngày giữa chính quyền thành phố và công dân của mình.
Cao Hùng là trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn của Đài Loan. Không giống như Đài Bắc, các đường phố của Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông suốt hơn. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí của các khu vực xung quanh Cao Hùng thì khá tệ do các ngành công nghiệp nặng gây ra. Cảng Cao Hùng là cảng chính của Đài Loan mà phần lớn dầu mỏ của Đài Loan được nhập khẩu. Cao Hùng có một khu chế xuất sản xuất nhôm, gỗ, và giấy, phân đạm, xi-măng, kim loại, máy móc và tàu biển. Cảng Cao Hùng là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới và Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu của Đài Loan và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Hệ thống tàu điện ngầm và MRT sẽ vận hành trong năm 2006. Thành phố Cao Hùng đã tổ chức World Games 2009 - một thế vận hội cơ bản không có những môn được thi đấu trong Thế Vận Hội.
Cao Hùng được thành lập vào gần cuối thế kỷ 17, ngôi làng khi đó được gọi là Đả Cẩu (tiếng Trung: 打狗; bính âm: Dǎgǒu; Bạch thoại tự: Táⁿ-káu; nghĩa đen 'đánh chó') bởi những người nhập cư Phúc Kiến vào thời kỳ đầu. Tên gọi này bắt nguồn từ ngôn ngữ Makatao của thổ dân bản địa và có nghĩa là "rừng tre". Người Hà Lan đã xây dựng nên phào đài Zeelandia vào năm 1624 và đánh bại các bộ lạc thổ dân bản địa vào năm 1635. Họ gọi khu vực này là Tancoia. Trịnh Thành Công đã trục xuất người Hà Lan và lập nên một chính quyền phục Minh vào năm 1662. Trịnh Kinh, con trai của Trịnh Thành Công, đã đổi tên làng thành Vạn Niên Châu (giản thể: 万年洲; phồn thể: 萬年州; bính âm: Wàn Nián Zhōu; nghĩa đen 'vùng đất vạn năm') vào năm 1664. Tên gọi Đả Cẩu lại được phục hồi vào cuối thập niên 1670, khi khu vực được mở mang một cách đột ngột với những người nhập cư đến từ Trung Quốc đại lục. Năm 1684, nhà Thanh đã sáp nhập Đài Loan và đổi tên khu vực bao gồm Cao Hùng ngày nay thành huyện Phượng Sơn (giản thể: 凤山县; phồn thể: 鳳山縣; bính âm: Fèngshān xiàn), là một phần của phủ Đài Loan. Khu vực Cao Hùng ngày nay đã lần đầu tiên được phát triển như một khu vực cảng vào thập niên 1680.
Năm 1895, Đài Loan bị nhượng cho Nhật Bản theo các điều khoản của Hiệp ước Shimonoseki. Vào thời kỳ này, tên gọi của thành phố chuyển từ Đả Cẩu (打狗) (tiếng Đài Loan: Táⁿ-káu) thành Cao Hùng (高雄, romaji: Takao). Mặc dù hai tên gọi phát âm tương tự trong tiếng Nhật, song ngữ nghĩa của nó đã thay đổi từ "đánh chó" sang "cao lớn hùng vĩ".[1] Người Nhật phát triển Takao, đặc biệt là cảng. Do là một căn cứ quân sự và trung tâm công nghiệp quan trọng, thành phố đã bị quân đội Hoa Kỳ ném bom rất nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau khi Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát Đài Loan vào năm 1945, tên gọi bằng Hán tự mà người Nhật đặt cho thành phố vẫn được sử dụng, chính quyền sử dụng phiên âm Latinh theo hệ Wade-Giles là "Kao-hsiung".[2] Cao Hùng được Hành chính viện phê chuẩn trở thành một thành phố đặc biệt vào ngày 1 tháng 7 năm 1979.
Sau khi sáp nhập với huyện Cao Hùng, Cao Hùng hiện có 38 khu (區). Mỗi khu lại được chia thành các lý (里), và được chia tiếp thành các lân (鄰). Chính phủ Trung ương Đài Loan công nhận hệ thống bính âm Hán ngữ làm chuẩn để phiên âm Latinh tương tự như tại Trung Quốc đại lục, còn chính quyền Cao Hùng, vốn do đảng Dân Tiến nắm quyền, lấy phương pháp bính âm thông dụng làm chuẩn phiên âm.
Hai hòn đảo tại biển Đông do thành phố Cao Hùng quản lý được giao cho khu Kỳ Tân quản lý:
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về